Thượng viện Mỹ khởi động thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông
Quốc tế - Ngày đăng : 08:50, 15/11/2019
Thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa Jim Risch, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Marco Rubio, cũng của đảng Cộng hòa, muốn thượng viện tiến hành bỏ phiếu để sớm thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông.
Cách đây đúng 1 tháng, ngày 15.10, Hạ viện Mỹ đã thảo luận và thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. Trong vòng 1 tháng qua, tình trạng căng thẳng ở Hồng Kông không có dấu hiệu hạ nhiệt. Cảnh sát Hồng Kông trong những tuần gần đây đã có những thái độ cứng rắn hơn với người biểu tình. Thậm chí, chính quyền đặc khu còn tính tới phương án áp dụng luật giới nghiêm.
Nếu được thông qua ở thượng viện thì Dự luật vẫn cần có thêm chữ ký từ Nhà Trắng để chính thức thành Đạo luật.
Một khi đạo luật này được hình thành thì sẽ có 3 điểm quan trọng tác động tới Hồng Kông: Thứ nhất, sẽ chấm dứt tình trạng giao dịch đặc biệt của Mỹ dành cho Hồng Kông cho tới khi báo cáo hằng năm của Bộ Ngoại giao xác nhận rằng chính quyền tôn trọng nhân quyền và luật pháp.
Thứ hai, sẽ cấm xuất khẩu các mặt hàng quân sự và trấn áp đám đông như vòi rồng cho Hồng Kông.
Thứ ba là một nghị quyết không ràng buộc công nhận mối quan hệ của Hồng Kông với Mỹ, lên án "sự can thiệp" của Bắc Kinh trong các vấn đề đối nội và ủng hộ quyền biểu tình của người dân đặc khu.
Theo các nhà phân tích, nhiều khả năng Thượng viện sẽ thông qua nhưng Dự luật sẽ dễ bị ách khi tới Nhà Trắng. Giới quan sát nhận thấy gần đây Tổng thống Donald Trump rất kiệm lời về tình hình tại Hồng Kông.
Sự im lặng của Tổng thống Trump đã khiếnnhiều người bất mãn, bao gồm cả lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer (đảng Dân chủ). The Straits Times vừa có bài viết nêu sự chia rẽ quan điểm giữa Nhà Trắng và Quốc hội trong vấn đề Hồng Kông.
Nhận xét về sự khác biệt trong lập trường công khai này, The Straits Times dẫn lời Tiến sĩ Daniel Kliman thuộc Trung tâm bảo vệ an ninh mới của Mỹ (CNAS): "Trong lịch sử gần đây, Quốc hội Mỹ thường trong lên mạnh mẽvề tiếng quyền con người trong Chính sách đối ngoại nhiều hơn nhánhhành pháp”.
"Chuyệnnày đã trở nên đặc biệt rõ rệt dưới thời chính quyền Trump. Mặc dù tại Hồng Kông, một số quan chức cấp cao của Mỹ như Phó Tổng thống (Mike) Pence và Ngoại trưởng (Mike) Pompeo đã gọi tên Trung Quốc, trongkhi Tổng thống vẫn im lặng”.
Cách đây 1 tháng, khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật trên,người của Bộ ngoại giao Trung Quốc đãcảnh báo: “Mỹ có lợi ích quan trọng ở Hồng Kông. Nếu hành động liên quan trở thành luật, nó sẽ không chỉ gây tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc và quan hệ Trung Quốc-Mỹ, mà còn gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của Mỹ. Trung Quốc chắc chắn sẽ có biện pháp đối phó mạnh mẽ để đáp trả các quyết định sai lầm của phía Mỹ để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình”.
Anh Tú