GS Phan Văn Trường ra mắt bộ sách 'Kết tinh một đời' dịp 20.11
Văn hóa - Ngày đăng : 17:17, 20/11/2019
Buổi tọa đàm giữa GS Phan Văn Trườngvà các vị khách mời là ông Cao Đức Thái (Nguyên Chủ tịch và nhà thành lập Câu Lạc Bộ Sách và Hành Động), cô Nguyễn Thị Thu Lài (Giảng Viên Đại Học Ngân Hàng, Nhà sáng lập Câu Lạc Bộ Mầm Sống) trong chương trình xoay quanh vấn đề cấp thiết hiện nay đối với giới trẻ: tu thân và trui rèn những kỹ năng. Tác giả bộ sách “Kết tinh một đời” đích thân chia sẻ những điều tâm huyết nhất của ông về quá trình ‘tu thân và tìm đường” củamỗi người trong xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ, phát triển cá nhân, hoàn thiện nhân cách, kỹ năng, nghề nghiệp,xác định được đúng mục tiêu cuộc đời,đạt được hạnh phúc đúng nghĩa trong cuộc sống.
Đặc biệt trong buổi giao lưu ngày 20.11, chị Phan Thị Thu Hà, PGĐ phụ trách NXB Trẻ cùng GS Phan Văn Trường đã trao biển trưng toàn bộ tác quyền, nhuận bút bộ sách gửi tặng đến ông Lê Viết Hải - đại diện Quỹ hỗ trợ giáo dục Lê Mộng Đào. Được biết số tác quyền, nhuận bút này mà GS Trường gửi tặng cho Quỹ Lê Mộng Đào thông qua NXB Trẻ những năm qua lên đến hàng trăm triệu đồng, được dùng làm học bổng tặng cho các sinh viên hiếu học, giỏi giang tại các Trường đại học trên cả nước.
Ông Dương Thành Truyền, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV NXB Trẻ, cho biết: “NXB Trẻ hân hạnh ra mắt bộ sách thể loại bộ ba (Trilogy) mang tên Kết tinh một đời của GS Phan Văn Trường:Một đời thương thuyết, Một đời quản trịvàMột đời như kẻ tìm đường. Đây vừa là sách kinh tế, vừa là sách quản trị cũng vừa là sách thuộc lĩnh vực văn hóa. Giá trị của bộ sách cũng là một bộ ba: không những trao gửi kiến thức mà còn là mang chứa trải nghiệm, thấm đẫm trên từng trang sách tâm huyết cả một đời của người viết với những bài học thực tiễn sinh động không dễ gì có được. Tác giả cũng những gợi mở giá trị về một cuộc sống có ý nghĩa cho mỗi người đọc sách”.
Một đời quản trịvàMột đời thương thuyếtlà hai đầu sách của những kỹ năngthương thuyết và quản trị doanh nghiệp rất có giá trị tham khảo dành cho các doanh nhân/ doanh nhân trẻ ngày nay đã và đang xây dựng nền tảng công ty, văn hóa doanh nghiệp, đồng thời hoàn thiện kỹ năng thương thuyết và quản trị doanh nghiệp để tồn tại và “vươn ra biển lớn”. CònMột đời như kẻ tìm đườnglà ấn phẩm mới nhất của GS Phan Văn Trường, có nội dung nghiêng hẳn về triết lý sống. Như ông tự nhận: “Sách không do một triết gia viết, mà do một người yêu đời, yêu người, yêu hạnh phúc, yêu tình thương, yêu tiến bộ và nhất là yêu dân tộc một cách thật giản dị viết. Mang sự trải nghiệm sống thực để lan tỏa”.
Những quyển sách của GS Phan Văn Trường đã tạo nhiều cảm hứng cho bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ. Bởi, ông đã viết sách như “rút ruột” mình ra, ông đã vận dụng hết các kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm cuộc sống, kinh nghiệm làm việc… và chia sẻ lại những điều này một cách dễ cảm thông, dễ thấu hiểu nhất, nên từng người đọc ông, sẽ thấy và tự khơi nguồn được những giá trị sâu xa của bản thân mình. Bạn đọc nhận ra được những điều mới mẻ trong hành động, thành công trong sự nghiệp và tâm thế đối nhân xử thế với mọi người thông quaMột đời như kẻ tìm đường.
Tác giảPhan Văn Trường chân thành chia sẻ rằng ông muốn dành trọn nội dung và thông điệp của bộ sách này cho những bạn trẻ thuộc “thế hệ sau tôi”, quả thực đối với một vị giáo sư danh tiếng như ông, điều này là vô cùng đáng quý. Bên cạnh những vấn đề lý thuyết về phát triển kinh tế, ông còn đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của thế hệ trẻ nước nhà.
Giáo sư, kỹ sư Phan Văn Trường– Cố vấn thường trực của Chính phủ CH Pháp về thương mại quốc tế từ thập niên 1990.Ông là chuyên gia đàm phán quốc tế, từng lãnh đạo ba tập đoàn đa quốc gia làm việc trên 60 nước. Từng hội kiến với khá đông chính khách và nguyên thủ quốc gia, ông là người có bề dày kinh nghiệm tham gia cố vấn trực tiếp cho chính phủ cùng các tập đoàn lớn tại Việt Nam. Ông hai lần được Tổng thống Phápphong Hiệp sĩ (Đài Ghi Công – 1990,Bắc Đẩu Bội Tinh– 2006).Năm 2010, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã trao tặng Huy Chương "Vì Sự nghiệp Giáo dục" cho giáo sư tại Hà Nội.
Trung Nghĩa