Vụ tử tù Hồ Duy Hải: Viện KSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 11:42, 05/12/2019
Qua nhiều lần xét xử, Hồ Duy Hải (SN 1985, tạm trú ấp 1, xã Nhị Thành, H.Thủ Thừa, tỉnh Long An) đều bị kết án tử. Tuy nhiêu, qua điều tra riêng, nghiên cứu hồ sơ vụ án, kết hợp sự phân tích chi lycủa các luật sư, cho thấy còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng trong việc kết tội Hồ Duy Hải. Hải bị kết án oan hay không, chưa ai xác định, nhưng vấn đề là, kết tội ai đó phải đầy đủcơ sở, đủ bằng chứng.
Chỉ kết tội vì Hải... nhận tội
Hảibị cho là dùng ghế, thớt và dao để thực hiện hành vi giết người, nhưng chưa có cơ sở buộc tội rõ ràng mà chỉ căn cứ vào lời khai nhận tội. Khi ra tòa, đã có lúc Hải kêu oan! Vụ án có nhân chứng Vũ Đình Thường, có khám nghiệm dấu vân tay, giám định vết máu. Nhưng khám nghiệm tại hiện trường, không có dấu vân tay của Hải (nhưng vân tay của ai, cán bộ điều tra không làm rõ).
Con dao gây án, thực tế cán bộ ra chợ mua (và giải thích là khi khám nghiệm có thấy dao nhưng... đem đốt). Tấm thớt - cũng được cho là dùng gây án, cũng do cán bộ ra chợ mua sau khi vụ án xảy ra. Chiếc ghế tang vật đem ra tòa khác ghế khám nghiệm tại hiện trường. Vết máu thu được tại hiện trường cũng không phải của Hải. Còn nhân chứng Vũ Đình Thường, khai thấy có 1 thanh niên ngồi trong bưu cục, nhưng không biết là ai, hoàn toàn không khẳng định là Hải...
Em gái và mẹ của Hảiròng rã nhiều năm qua, kêu oan cho Hải - Ảnh: H.D.
Theo bản án phúc thẩm, khoảng 19 giờ ngày 13.1.2008, Hải đi xe mô tô của bà Nguyễn Thị Rưỡi (dì ruột) đến Bưu điện Cầu Voi (xã Nhị Thành), vào bên trong ngồi nói chuyện với chị Nguyễn Thị Ánh Hồng. Khoảng 20 giờ 30, Hải đưa tiền và kêu Nguyễn Thị Thu Vân, cũng là nhân viên bưu điện, đi mua trái cây. Khi chị Vân đi, Hải nảy sinh ý định quan hệ sinh lý với Hồng, nhưng bị chị Hồng phản ứng. Điên tiết, Hải bèn đánh vào mặt, bóp cổ, rồi hung hãn hơn là lấy thớt đập vào mặt và đầu làm chị Hồng bị ngất. Sau đó Hải lấy dao cắt cổ chị Hồng…
Không bao lâu sau, từ chân cầu thang, Hải thấy Vân đi mua trái cây về, kéo đóng cửa sắt và đi vào. Khi Vân vừa xuống phòng sau, Hải lập tức dùng ghế đánh vào đầu Vân làm cô này ngã xuống nền gạch. Sau đó Hải xốc nách Vân kéo đến chỗ xác chị Hồng, đặt đầu Vân nằm trên bụng chị Hồng và lấy dao inox cắt vào cổ chị Vân 2-3 cái.
Rồi Hải ra phòng vệ sinh rửa tay, rửa dao, bỏ dao vào sau tấm bảng, mở tủ lấy 1,4 triệu đồng, sim card điện thoại, điện thoại Nokia 1.100, xong lại tiếp tục xuống nơi xác chị Hồng và chị Vân nằm lấy nữ trang của các nạn nhân. Xong đâu đó, Hải leo qua hàng rào ngăn giữa sân phía sau và sân trước, lấy xe rồi chạy về nhà dì ruột tên Nguyễn Thị Len, kêu cửa thì được mẹ ruột (chị Loan) mở cửa. Hải cất nữ trang vào bịch nilon rồi đi ngủ.
Và bản án nhận định như sau: “Mặc dù qua điều tra không thu giữ được thớt tròn, dao Thái Lan, song những cung khai của bị cáo đều trùng khớp với bản ảnh hiện trường có con gấu nhồi bông, bịch trái cây, tấm nệm… Khi khám nghiệm thu con dao không dính máu là phù hợp với cung khai của bị cáo rằng sau khi gây án đã rửa sạch dao. Những cung khai và bản tự khai của bị cáo còn phù hợp với các biên bản nhận dạng về hung khí, về các tài sản đã chiếm đoạt của các nạn nhân, về các địa điểm mà bị cáo đã đến sau khi gây án.
Tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo thừa nhận chính là thủ phạm giết chết Hồng và Vân, ngay cả bản tự khai, các bản cung có luật sư, có đại diện viện kiểm sát tham gia, bị cáo đều xác định và mô tả tỉ mỉ hành vi giết người của bị cáo. Toàn bộ chứng cứ có đủ căn cứ xác định Hải là người đã giết chết chị Hồng và chị Vân”. Do đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Hồ Duy Hải mức án tử hình!
Bản án tử hoãn vào phút “89” ngày 5.12.2014!
Năm 2013, Chủ tịch nước đã bác đơn xin ân xá của bị án. Tuy nhiên, việc thi hành chưa thực hiện vì đangtrong quá trình chuyển đổi hình thức tử hình từ xử bắn sang tiêm thuốc độc. Theo bản án đã có hiệu lực, Hải bị cấp phúc thẩm tuyên tử hình vào năm 2009. Nhưng suốt từ năm 2009 đến năm 2013 (thời điểm Chủ tịch nước bác đơn xin ân xá), Hải vẫn chưa bị xử tử do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triếtcó 2 lần đề nghị các cơ quan tố tụng báo cáo vụ việc.
Do việc báo cáo kéo dài nên tính đến lúc này, Hải đã bị giam giữ hơn 6 năm. So với nhiều vụ án giết người cướp của khác, tử tù thường bị xử tử sau khi án có hiệu lực chỉ trong thời gian khá ngắn. Theo quyết định thi hành án tử hình do Chánh án TAND tỉnh Long An đã ký trước đó, thì ngày 5.12.2014, Hội đồng Thi hành án tử hình tỉnh Long An sẽ thi hành án đối với tử tội Hồ Duy Hải! Nhưng vào “phút 89”, lúc 12 giờ ngày 4.12.2014, Phó Chánh án TAND tỉnh Long An - Thẩm phán Lê Quang Hùng, đã bất ngờ thay mặt Chánh án ký quyết định hoãn thi hành án tử hình đối với Hải!
Hồ Duy Hải trước lúc bị bắt - Ảnh: Người nhà cung cấp
Nguyên nhân là trong ngày 4.12.2014, Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản thông báo tới các cơ quan chức năng, về việc Văn phòng Chủ tịch nước đã nhận được đơn kêu oan của mẹ bị án Hồ Duy Hải nên đã yêu cầu Chánh án TAND, Viện trưởng Viện KSND và Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự tỉnh Long An tạm dừng thi hành án để xem xét cho kỹ trước khi tước đoạt sinh mạng 1 con người.
Trưa 4.12.2014, khi bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tù Hải đang trên đường ra sân bay Tân Sơn Nhất đáp chuyến bay ra Hà Nội để cầu cứu lần cuối cho con, thì khoảng 10 người thân của Hải đã tụ tập trước trụ sở TAND tỉnh Long An. Những người này giơ cao các tấm bìa carton với những hàng chữ viết bằng bút lông rằng “Kết án tử hình oan sai Hồ Duy Hải! Đại biểu Quốc hội hãy cứu người vô tội...”, “Ngừng thi hành án Hồ Duy Hải”...
Họ liên tục la hét, yêu cầu tòa dừng ngay việc thi hành án. Nhiều người đi đường hiếu kỳ tụ tập lại xem và đã gây kẹt đường cục bộ. Cảnh sát trật tự, cơ động lập tức có mặt để ổn định an ninh. Đến xế trưa cùng ngày, người nhà báo tin cho bà Loan, mẹ của Hải rằng tòa đã ký lệnh hoãn thi hành án. Bà Loan đã bỏ vé máy bay, tức tốc đi xe ôm từ TP.HCM về lại Long An để gặp người thân và báo chí.
Hải có cơ hội sống?
Người nhà của Hải đã nhận được thông báo từ Viện KSND Tối cao, ký ngày 28.11.2019, cho biết đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC-V7, đề nghị Hội đồng thẩm phán (HĐTP) TAND Tối cao xét xử thủ tụcgiám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND tỉnh Long An và bản án phúc thẩm năm 2009 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã xét xử Hồ Duy hải phải nhận án tử hình về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”, để điều tralại theo đúng quy định của pháp luật.
Quyết định kháng nghị mới nhất này thay thế quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao tại thời điểm năm 2011. Theo Viện KSND Tối cao, bản án sơ thẩm và phúc thẩm có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với tình tiết khách quan vụ án; việc thu thập, đánh giá chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ; nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn nhưng chưa được làm rõ.
Kháng nghị giám đốc thẩm của Viện KSND Tối cao nêu rõ những mâu thuẫn từ lời khai, chứng cứ, dấu vết tại hiện trường chưa được làm rõ, cùng những thiếu sót, vi phạm tố tụng nghiêm trọng đã trực tiếp ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của chứng cứ theo quy định pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những căn cứ kết luận hành vi phạm tội của bị cáo!
Các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng như: bỏ sót những chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu; không đưa lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơvụ án dẫn đến sai lầm trong giải quyết vụ án.
Đồng thời, Viện KSND Tối cao xác định lời khai đầu tiên ngày 20.3.2008 của Hồ Duy Hảikhông nhận tội nhưng bản khai này và một số lời khai nhân chứng không được đưa vào hồ sơ vụ án. Những tài liệu này có trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan điều tra. Ngoài ra, theo Viện KSND Tối cao, cơ quan tiến hành tố tụng đã không lấy lời khai của anh Phùng Phụng Hiếu, nhân chứng đầu tiên phát hiện vụ án.
Ngoài các dấu vân tay tại hiện trường chưa xác định được của ai thì còn có đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Mi Sol không được điều tra làm rõ. Vì vậy, Viện KSND Tối cao cho rằng những vấn đề trên cần phải khắc phục để bảo đảm việc giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.
Con dao được mua về, đưa vào hồ sơ buộc tội Hải- Ảnh: H.D
Theo các luật sư, theo trình tự pháp luật thì vụ án này sẽ được điều tra lại từ đầu. Nếu sau này kết luận Hải có tội, thì Hải sẽ vẫn bị kết án. Nhưng nếu Hải vô tội, nhiều vấn đề sẽ được phơi bày trong quá trình làm án của cơ quan điều tra trước đây!
Trong 12 năm kêu oan cho Hồ Duy Hải, các dì và cậu của Hải luôn nắm chặt tay nhau. Mẹ Hải có 5 chị em gái và một anh trai. Trước khi vụ án xảy ra, đại gia đình họ thuộc hàng có của ăn của để trong vùng. Các dì đi kêu oan cho cháu, kinh tế dần kiệt quệ. Đất đai bán dần. Mẹ Hải bán nhà. Dì Út cũng bán nhà. Tất cả họ giờ về nhà người anh trai là cậu Tư để tá túc. Người anh đang cắt bớt đất ra, qua Tết cho mẹ Hải cất cái nhà nhỏ.
Khi Hải bị bắt, bà ngoại 80 tuổi, đổ bệnh nằm luôn. Giờ bà 92 tuổi, vẫn nằm đó, thấy con cháu quây quần thì hỏi "Thằng Hải về chưa con?". Hải bị bắt khi em gái mới lớp 10. Giờ cô gái đã gần 30, không dám thương ai. Cô nói: "Em chờ anh Hải về để giao mẹ cho anh, rồi mới dám lấy chồng".
Nhóm PV