Xôn xao chuyện NXB GDVN chi đến 2 tỉ đồng tiền 'thù lao' cho lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 14:30, 05/12/2019

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chi thù lao cho lãnh đạo Sở GD - ĐT TP.HCM cùng nhiều trưởng, phó phòng của Sở này suốt 4 năm qua để biên soạn sách giáo khoa.

Bộ GD - ĐT vừa công bố danh mục 32 sách giáo khoa (SGK) được sử dụng trong năm học tới, để các trường phổ thông lựa chọn bộ SGK phù hợp cho học sinh địa phương.

Cùng thời điểm này, nhiều thông tin cho thấy từ năm 2015 đến nay, Nhà Giáo dục Việt Nam (NXB GDVN) đã chi hơn 2 ti đồng cho lãnh đạo thuộc ban chỉ đạo soạn thảo sách giáo khoa của Sở GD - ĐT TP.HCM và chuyên viên cấp phòng thuộc sở này. Thông tin trên khiến cho dưluận bức xúc vì cho rằng Sở GD-ĐT TP.HCM đã nhận tiền của NXB GDVN thì liệu việc lựa chọn SGK cho các trường trực thuộc sở này có bảo đảm tính khách quan, công bằng haykhông?

Văn bản số 778/QĐ-NXBGDVN ngày 29.9.2015 và 04/QĐ-NXBGDVN năm 2018 của NXB Giáo dục Việt Nam cho thấy Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM gồm giám đốc, các phó giám đốc, chánh văn phòng, phó chánh văn phòng, các trưởng, phó phòng chuyên môn và các chuyên viên phòng chuyên môn đều nhận thù lao hàng tháng từ NXB GDVN, số tiền lớn nhỏ tùy thuộc vào chức vụ của mỗi người.

Danh sách cán bộ quan chức Sở GD-ĐT TP.HCM nhận tiền thù lao từ NXB GDVN

Cụ thể NXB chi tiền thù lao cho 11 cán bộ quan chức Sở GD-ĐT TP.HCM gồm ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở (Trưởng ban), Phó giám đốc (Phó trưởng ban) và các ủy viên là Chánh văn phòng, hai Phó chánh văn phòng, Trưởng phòng giáo dục phổ thông, Trưởng phòng giáo dục tiểu học, các Phó trưởng phòng của hai phòng chuyên môn này được nhận thù lao.

Văn bản của NXB GDVN cũng nêu rõ từ ngày 1.5.2015 số tiền Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nhận 6 triệu đồng/tháng, Phó trưởng ban là phó giám đốc nhận 5 triệu đồng/tháng, Ủy viên thường trực nhận 4 triệu đồng/tháng, các ủy viên còn lại nhận 3,5 triệu đồng/tháng.

Năm 2015, mức chi cho 11 thành viên trong Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam là 516 triệu đồng/năm, nguồn chi từ Quỹ đầu tư của NXB GDVN. Đến năm 2018, NXB Giáo dục Việt Nam tiếp tục có quyết định số 04/QĐ-NXBGDVN thành lập Ban chỉ đạo cùng với mức chi thù lao cho Ban chỉ đạo tổ chức biên soạn bộ SGK miền Nam.

Theo quyết định năm 2018, Ban chỉ đạo tổ chức biên soạn bộ SGK không chỉ có Sở GD -ĐT TP. HCM mà còn thêm các thành viên từ nhà xuất bản và nhóm tư vấn hỗ trợ là các chuyên viên cấp phòng của Sở GD - ĐT TP.HCM

Trongquyết định này, thành phần ban soạn thảo củaSở GD-ĐT TP.HCM vẫn11 thành viên cũnhư năm2015 và9 người của NXB (gồm 1 chủ tịch Hội đồng quản trị, 1 tổng giám đốc, 4 phó tổng giám đốc, 2 giám đốc và 1 phó tổng biên tập), nhóm tư vấn hỗ trợ gồm 15 người (14 chuyên viên giáo dục Tiểu học, Trung học của Sở GD-ĐT TP.HCM và 1 Kế toán của NXB Giáo dục Việt Nam). Mức chi thù lao cho các thành viên Ban chỉ đạo tổ chức biên soạn bộ SGK miền Nam tương tự quyết định năm 2015, riêng nhóm tư vấn hỗ trợ mỗi người nhận 2,5 triệu đồng/tháng.

Trước thông tin trên, ngày 5.12, trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Tùng, Phó tổng biên tập NXBGDVN, lý giải đơn vị này phối hợp Sở GD-ĐT TP.HCM để tập hợp đội ngũ nhà giáo, chuyên gia, học giả có kinh nghiệm và thành lập Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam - "Chân trời sáng tạo". Theo đó, bộ SGK "Chân trời sáng tạo" được biên soạn bởi hầu hết tác giả tại khu vực phía Nam. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là định hướng chuyên môn, phối hợp tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo, hội thảo… cho đội ngũ tác giả; thực hiện góp ý, chỉnh sửa nội dung của các bản thảo.Các thành viên ban chỉ đạo đảm nhiệm những phần công việc liên quan khác nhau, với tính chất mức độ khác nhau và phải hoàn thành theo yêu cầu, bên cạnh công việc chuyên môn thường xuyên.

Trên cơ sở đó, NXB Giáo dục Việt Nam cân đối tính toán mức thù lao phù hợp từ nguồn kinh phí của mình. Từ năm 2015, thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam đã tiến hành chuẩn bị về nhiều mặt để tổ chức biên soạn SGK mới.

Tú Viên

nguyentuyet