Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn ‘trần tình’ việc nhận thù lao của NXB GD
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 16:12, 08/12/2019
Chiều 7.12, tại phiên thảo luận tổ của HĐND TP.HCM,ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCMđã trả lời đại biểu liên quan đến việc nhận thù lao củaNhà xuất bản Giáo dục VN. Ông Sơn cho hay sẽ cung cấp đầy đủ nội dung để đại biểu HĐND TP.HCM nắm rõ câu chuyện.
Theo ông Sơn, bộ sách giáo khoa bắt đầu từ Nghị quyết 88 của Quốc hội cho phép từ một chương trình có thể có nhiều bộ sách giáo khoa để lựa chọn. Đây là nghị quyết rất đúng đắn, khoa học và nhiều nước cũng thực hiện.
Bản thân ông Sơn nhiều lần báo cáo nội dung sách giáo khoa tại kỳ họp của HĐND TP.HCM, nói về mục tiêu, mục đích để thực hiện mộtsản phẩm(bộ sách giáo khoa – PV) cho khu vực TP.HCM và phía nam.
Theo ông Sơn, khi Bộ GD-ĐT cho phép Nhà xuất bản Giáo dục VN phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM soạn thảo bộ sách giáo khoa thì hai bên bắt đầu phối hợp để thực hiện. Mục đích của bộ sách phải đáp ứng nhu cầu phát triển củathế giới, đặc biệt là nhu cầu phát triển của TP.HCM.
“Bộ sách hướng tới sự phát triển của các em không phải chỉ đọc thông tin trong sách mà còn phát triển cả năng lực và phẩm chất, phải được ứng dụng và thực hành, có điều kiện để áp dụng vào thực tế”, ông Sơn nói và bày tỏ với mục đích ban đầu đó nên Sở GD-ĐT TP.HCM tích cực phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục cho ra sản phẩm tốt nhất.
Theo ông Sơn, về phía Nhà xuất bản Giáo dục rất cần người viết ra bộ sách để phát hành nhưng không có nhân sự để làm do đó rất cần Sở GD-ĐT, chuyên gia trong ngành giáo dục tham gia, hợp tác để tạo ra sản phẩm.
“Tất nhiên Nhà xuất bản Giáo dục phải bỏ tiền ra đầu tư để các chuyên gia, chất xám đó tập hợp lại viết bộ sách, sau đó phải đầu tư để đào tạo, bồi dưỡng, tập huấngiáo viênđể truyền đạt tới học sinh”, ông Sơn nói.
Với Sở GD-ĐT TP.HCM, theo ông Sơn, khi hợp tác với Nhà xuất bản Giáo dục đã định hướng được khung, mục tiêu, các giá trị trong từng môn học. Bản thân lãnh đạo Sở GD-ĐT là những con người có chuyên môn, tham gia trực tiếp vào chuyên môn, định hướng trực tiếp vào nội dung và mời những chuyên gia, giáo viên giỏi để cùng ngồi lại thực hiện công việc biên soạn bộ sách.
“Tôi cũng hiểu ý đồ, mục đích của người viết bài báo nhưng tôi không dám khẳng định cái đó của phóng viên hay người nào khác liên quan”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng nêu vấn đề mà dư luận quan tâm là lãnh đạo và chuyên viên của Sở GD-ĐT TP.HCM nhận thù lao thì làm sao có sự khách quan trong việc chọn bộ sách giáo khoa. Thậm chí Sở GD-ĐT TP.HCM có chỉ đạo trong việc chọn lựa bộ khách giáo khoa hay không.
Về điều này, ông Sơn Lý giải là bất cứ bộ sách nào, thậm chí là những cuốn truyện liên quan đến lịch sử,văn hóađều phải có nhuận bút, bồi dưỡng. Việc trả thù lao cho lãnh đạo và chuyên viên Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ liên quan đến quy chế nội bộ của Nhà xuất bản Giáo dục VN. Làdoanh nghiệpkinh doanhnên trong đầu tư của nhà xuất bản phải có nguồn tiền bồi dưỡng này còn nếu không sẽ không thu hút được chuyên gia.
“Mình cần phải thẳng thắn nói với nhau như thế. Nếu không có bồi dưỡng làm sao gọi ai ngồi vào viết sách cho họ theo từng môn, rồi phải dạy thực nghiệm. Bài báo khai thác yếu tố này để nói Sở GD-ĐT TP.HCM không khách quan. Xin thưa với mọi người đây là câu chuyện có đầy đủ cơ chế từ trên xuống dưới”, ông Sơn bày tỏ.
Theo ông Sơn, dự thảo viết sách giáo khoa được Bộ GD-ĐT giao cho UBND TP.HCM chủ trì thì tất nhiên Sở GD-ĐT TPHCM là cơ quan thường trực, tham mưu. Những thành viên của tổ viết sách đầy đủ từ cán bộ quản lý đến chuyên gia,nhà giáokể cả phụ huynh học sinh phải việc thực hiện phải tuân thủ quy định, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT khi lựa chọn sách giáo khoa.
“Chứ không có chuyện ép như thế này, như thế kia để phải lựa chọn một bộ sách nào. Bản thân giáo viên và những người trực tiếp giảng dạy sẽ hiểu bộ sách nào phù hợp, tốt và chất lượng nhất. Ngoài ra những chi phí thù lao, bồi dưỡng như đã nêu mà gộp nhiều năm đem ra con số hơi bị khủng một chút chứ thực ra không là cái gì so với chất xám mà công sức, tâm huyết bỏ ra”, ông Sơn nói.
Để kết thúc phần phát biểu của mình, ông Sơn cho hay tất cả cán bộ quản lý ở Sở GD-ĐT TP.HCM đều làm chuyên môn và các chuyên gia, giáo viên giỏi tham gia ban chỉ đạo biên soạn bộ sách giáo khoa chỉ vì một mục đích đưa ra một sản phẩm tốt cho học sinh.
Sáng 8.12, PVThanh Niênđề nghịông Lê Hồng Sơntrả lời một số vấn đề liên quan nhưng với lý do các nội dung đã được ông trả lời trong phiên thảo luận tổ chiều 7.12 rồi nên không trả lời thêm.