Trung Quốc lo kiểm soát kinh tế đang lao dốc, chống đỡ rủi ro tài chính

Quốc tế - Ngày đăng : 14:54, 12/12/2019

Dự kiến chiều 12.12, Trung Quốc sẽ công bố vài chi tiết về chiến lược kinh tế năm 2020, phát đi tín hiệu nỗ lực kiểm soát sức tăng trưởng kinh tế đang bị lao dốc, đề phòng các rủi ro tài chính và xử lý cuộc chiến thương mại với Mỹ, theo Bloomberg.

Từ ngày 10 đến 12.12, Trung Quốc tổ chức Hội nghị công tác kinh tế trung ương, nơi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc lập kế hoạch cho kinh tế quốc gia trong năm 2020. Cuộc họp hằng năm này có sự tham dự của các ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), các bộ trưởng, lãnh đạo tỉnh và các ngân hàng cùng các sĩ quan quân đội.

Chiều 12.12, dự kiến giới truyền thông nhà nước sẽ công bố các kết luận của cuộc họp này. Tiếp đó sẽ có một tuyên bố trình bày các điều cơ bản của những chính sách kinh tế chủ đạo. Toàn bộ các chính sách và mục tiêu tăng trưởng sẽ chỉ rõ ràng hơn khi Quốc hội Trung Quốc họp vào tháng 3.2020.

Nhưng dựa vào một số nguồn tin, Bloomberg dự báo các điều cơ bản sẽ được công bố này.

Chỉ đạo mục tiêu tăng trưởng

Bản tuyên bố sẽ cung cấp một số đầu mối cho chính phủ Trung Quốc xem xét mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Khi tham dự một cuộc thăm dò của Bloomberg, đa số các nhà kinh tế học cho rằng Trung Quốc sẽ hạ thấp tăng trưởng GDP từ 6% đến 6,5% của năm 2019 xuống khoảng 6% trong năm 2020.

Nếu không có dấu hiệu kinh tế suy giảm, thì việc đạt mục tiêu này sẽ không đòi hỏi phải tăng mạnh khoản kích cầu vốn có thể làm trầm trọng thêm các rủi ro tài chính. Một mục tiêu ở mức trên cũng sẽ giúp chính phủ duy trì mục đích tăng gấp đôi tầm cỡ nền kinh tế và nguồn thu nhập trong thập niên này.

Trước Hội nghị kinh tế trung ương, các cố vấn chính phủ làcác ông Hạ Bân, Vương Nhất Minhđã nói bóng gió về mục tiêu thấp hơn 6%, hoặc không xem trọng tầm quan trọng của việc duy trì mức tăng trưởng 6%.

Chính sách tiền tệ, tài chính

Từ cuộc họp trù bị của Bộ Chính trị hồi tuần trướcvới các nhà lãnh đạo cam kết phải tránh những rủi ro tài chính và giữ mức tăng trưởng “ở mức hợp lý”, các nhà hoạch định chính sách sẽ theo đuổi chính sách này. Đề phòng các rủi ro tài chính là một trong 3 “mặt trận nhạy cảm” của Trung Quốc cho đến cuối năm 2020. Hai “mặt trận” kia là chống nghèo và chống ô nhiễm môi trường.

Chính sách tài chính có thể sẽ giữ vai trò lớn để hỗ trợ tăng trưởng. Tại cuộc họp trù bị của Bộ Chính trị, lần đầu tiên câu “tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng” được dùng đến, cho thấy có vẻ các nhà hoạch định chính sách đang dựa vào hoạt động này làm cỗ máy cái cho sức tăng trưởng. Hồi cuối tháng 11, Trung Quốc đã yêu cầu các chính quyền địa phương đẩy nhanh việc phát hành “trái phiếu đặc biệt” cho các dự án cơ sở hạ tầng có vốn đầu tư từ đầu năm 2020, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính quyền được yêu cầu phân bổhạn mức trái phiếu trị giá 1.000 nhân dân tệ (142 tỉ USD) một cách sớm nhất có thể cho các dự án này.

Bloomberg nhận định sẽ là bất ngờ nếu xảy ra bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách tiền tệ. Tất cả các dấu hiệu gần đây từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trên mặt trận này đã chỉ ra rằng họ sẽ tiếp tục kiềm chế, không thực hiện các bước nới lỏng quy mô lớn.

Cải cách thương mại, thuế quan, cấu trúc

Cuộc chiến thương mại với Mỹ và mức thuế tăng đã gây tổn thất cho kinh tế Trung Quốc năm 2019, phải giảm xuất khẩu hàng hóa và làm giảm lòng tin và đầu tư. Dù bản tuyên bố sẽ không đề cập trực tiếp về cuộc thương chiến, có thể nó sẽ ngầm thừa nhận rằng “những làn gió ngược bên ngoài” đang tăng lên.

Thị trường bất động sản

Thị trường này giữ vai trò chủ lực để vựcdậy nền kinh tế Trung Quốc ở những cuộc giảm tăng trước đây. Nó có thể sẽ giữ vai trò thứ nhì trong việc hỗ trợ sức tăng trưởng. Dù cuộc họp trù bị của Bộ Chính trị không đề cập lĩnh vực này, các nhà hoạch định chính sách được kỳ vọng sẽ bám vào nguyên tắc “nhà là để ở, không phải để đầu cơ”, và tránh nới lỏng khâu kiểm soát trên toàn Trung Quốc. Vài quyđịnh hạn chế về nhà ở có thể được nới lỏng ở cấp địa phương, nhưng không ở các thành phố lớn.

Mỹ Trinh (theo Bloomberg)

Mỹ Trinh