Mùa hát kỳ yên: Mùa an ủi người nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ
Văn hóa - Ngày đăng : 12:03, 15/12/2019
Và những nghệ sĩxem sân khấu là thánh đường này, chịu cảnh lây lất quanh năm, đợi đến mùa lễ kỳ yên hay nói cách khác là mùa hát lễ cầu an, để được sống trọn vẹn với niềm an ủi, là được đứng dưới ánh đèn sân khấu.
Không được hát, sống buồn hơn chết
Người viết bài đến đình Đông Sơn thuộc đường Lý Nam Đế, quận 5, TP.HCM vào một tối cuối tháng 10 âm lịch tức tháng 11 Tây lịch năm 2019. Tại đây, ban quý tế của đình mời một đoàn nghệ thuật hồ quảng về hát tri ân Đức thánh mẫu nương nương. Vở tuồng được hát có tựa đề: Tiết Đinh Sang - Phàn Lệ Huê. Sân khấu là khoảng sân trống trước mặt đình mà bình thường là con đường nhỏ để dân cư đi lại. Hôm hát cúng ấy, ban tổ chức dựng bản thông báo xin dân cư vào nhà bằng con đường khác.
Nghệ sĩTiến Phước đóng vai Trình Giáo Kim. Nghệ danh của anh có vẻ ít người biết đến nhưng anh chính là một tài năng mà người trong nghề quý mến, nể trọng. Tiến Phước vào nghề năm 1976, được chính ông bầu Minh Tơ nhận làm đệ tử. Khởi đầu anh làm hậu đài cho đoàn Tuồng cổ Minh Tơ. Nhờ miệt mài học hỏi anh lên vai quân sĩcâm. Rồi lên quân sĩcó thoại. Cuối cùng lên vai kép.
Nghệ sĩTiến Phước, đệ tử ông bầu Minh Tơ (trái) và nghệ sĩHữu Nghĩa con trai ngôi sao Hữu Lợi
Trong nghệ thuật tuồng cổ hồ quảng, được lên vai kép tức là đã “ cứng nghề” khả năng ca diễn điêu luyện. Vì đời sống khó khăn, nghệ sĩTiến Phước dạt về đoàn tỉnh một thời gian dài. Sự vắng mặt trên sân khấu Sài Gòn quá lâu làm anh mất tên. Dẫu rằng anh đã đạt huy chương vàng liên hoan sân khấu cải lương năm 1984 vai ông lão nông dân vở Trong cơn giông (tác giả Xuân Phong).
Về sau, cải lương và sân khấu tuồng cổ rơi vào khủng hoảng, Tiến Phước trở về Sài Gòn sống lây lất. Khi nào có dịp được mời đi hát là bỏ hết đi hát. Bình thường anh mưu sinh bằng nghề thợ hồ. Làm lâu năm lên được vị trí thợ xây. Có khi đi làm bảo vệ kiếm cơm qua bữa. Anh cũng như nhiều nghệ sĩ tuồng cổ không nổi tiếng chỉ trông chờ vào mùa lễ hát kỳ yên.
Nghệ sĩTiến Phước bộc bạch:“Nghệ sỹ sân khấu ít tên tuổi bây giờ chỉ hát nhiều vào dịp lễ kỳ yên tức cầu an. Lễ cầu an thường hát trong đình chùa miếu chứ không hát trên sân khấu theo lối thông thường. Lễ cầu an diễn ra rải rác vào các tháng trong năm. Nhưng mùa cao điểm vào tháng 2,3 và 10, 11 âm lịch. Vào dịp này, chúng tôi rất vui vì được chạy show nhiều. Vui không chỉ vì có tiền mà còn vì được hát, được sống với nghề.
“Nó Giống như con cá được thả về sông tung tăng bơi lội, hay con chim được hát vang trong rừng vậy. Nghệ sĩ mà không được hát thì sống buồn hơn chết”, nghệ sĩTiến Phước cho biết.
Khó khăn nhưng vẫn thu hút thế hệ trẻ
Phần đông những nghệ sỹ còn cố sức bám nghề như nghệ sĩTiến Phước đều có cuộc sống thiếu trước hụt sau. Show diễn quá ít buộc họ phải làm thêm một công việc khác để nuôi bản thân và gia đình. Ai may mắn hơn có người thân làm chỗ dựa kinh tế thì dễ thở hơn đôi chút. Nhờ vậy, mà nhiệt huyết nghề vẫn bền bĩ.
Nghệ sỹ Hữu Nghĩa là con trai ruột của “ ông hoàng sân khấu tuồng cổ “ Hữu Lợi. Những ai sinh đầu thế hệ 7X trở về trước đã từng xem nghệ sĩHữu Lợi đều yêu mến tài ca diễn của ông. Sở dĩ về sau này hình ảnh nghệ sĩHữu Lợi ít phổ biến vì tất cả các cuốn phim ghi hình cho đài truyền hình bị cháy. Nguồn phim tư liệu về ông trở nên hiếm hoi.
Ngày nhỏ Hữu Nghĩa được cha mẹ rèn giũa kỹ lưỡng nên anh sớm có dịp lên sân khấu. Thế rồi bất chấp bao thăng trầm của thời cuộc, anh vẫn lặng lẽ trụ lại với nghề. Anh vẫn thèm tiếng nhạc, lời ca và ánh đèn, dù sân khấu anh hát chỉ là sân đình hoặc sân khấu dựng tạm ở miếu. Đương nhiên show diễn bấp bênh thì đời sống của anh không ổn định. May mắn là các con anh đã trưởng thành, đã định cư ở nước ngoài và có đủ điều kiện gởi tiền về nuôi ba. Nhờ vậy, mà anh vẫn còn đủ sức để hát với trọn đam mê.
Bé Như Hiền bên cạnh mẹ, nghệ sĩ Thanh Xuân sắm tuồng trước giờ diễn
Ngỡ rằng cuộc đời người nghệ sĩsân khấu tuồng cổ khó khăn và vất vả như thế sẽ khó tồn tại. Vậy mà vẫn có những bạn trẻ đầy đam mê. Nghệ sĩThanh Xuân đã theo nghề hát hồ quảng hơn 40 năm. Vì hoàn cảnh đơn chiếc, khi con còn nhỏ chị mang con theo các điểm hát. Đứa bé lớn lên trong nền nhạc ngũ cung, trong lời ca tiếng hát nên thẩm thấu vào lòng khi nào chẳng rõ. Đến một ngày, bé nói với mẹ rằng con muốn theo nghề hát.
Nghệ sĩThanh Xuân vừa vui vừa buồn vì đời nghệ sỹ của chị không tiền, không danh vọng. Nếu cho con theo nghề thì tương lại con chị sẽ rất mờ mịt. Vì vậy, chị bắt buộc con phải tốt nghiệp phổ thông mới cho con đi hát. Con nghệ sĩThanh Xuân tên Như Hiền. Ngay khi tốt nghiệp phổ thông Như Hiền đòi mẹ cho hát. Giờ đây, Như Hiền trở thành thế hệ nghệ sỹ thứ ba trong gia đình.
Nói về lý do theo nghề hát, Như Hiền chia sẻ: "Con biết rõ nghệ sĩcải lương hay hồ quảng giờ đây có cuộc sống khó khăn. Quanh năm chỉ kiếm cơm được vào vài tháng kỳ yên ngắn ngủi. Nhưng con trót lỡ say mê rồi nên chấp nhận khổ cực để theo nghề. Bởi vì Nghề hát nó có vẻ đẹp rất kỳ lạ và sức quyến rũ rất khó giải thích bằng lời”.
Nguyễn Huy