Vì sao tập đoàn bán lẻ dược - mỹ phẩm lớn của Nhật lại đầu tư vào Việt Nam?
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 13:06, 18/12/2019
Theo Ryutsuu News, Matsumoto Kiyoshi Holding tiền thân là Công ty TNHH Matsumoto Kiyoshi có trụ sở chính tại tỉnh Chiba, Nhật Bản được thành lập từnăm 1932.Các cửa hàng trong chuỗi bán lẻ dược - mỹ phẩm của tập đoànkhông chỉ bán các sản phẩm thuốc và dược phẩmmà còn bán các nhãn hiệu mỹ phẩm cao cấp, cả của Nhật Bản lẫn nhập khẩu.
Tính đến tháng 9.2019, tập đoàn nàyđã có hơn 1.650 cửa hàng tại Nhật Bản, 34 cửa hàng tại Thái Lan và 5 cửa hàng tại Đài Loan. Vậy vì sao nay ông lớn ngành bán lẻ dược - mỹ phẩm Nhật Bảnlại đầu tư vào Việt Nam?
Theo dữ liệu của Mintel (công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu có trụ sở tại London), tính đến cuối năm 2018, thị trường mỹ phẩm của Việt Nam trị giákhoảng 2,3 tỉ USD nhưng chủ yếu vẫn hoạt động theo mô hìnhbán lẻ truyền thống (khoảng 80%). Đây chính là cơ hội để các mô hình kinh doanh hiện đại như của Matsumoto Kiyoshi khai thác, tìm kiếm lợi nhuận.
Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê của chính Matsumoto Kiyoshi, mỗi năm có khoảng 31 triệu khách du lịch tới mua sắm tại các cửa hàng dược -mỹ phẩm của mình,riêng năm 2019 thì khách Việt Nam ước đạt gần 400.000 lượt. Khách hàng Việt Nam rất ưa chuộng mỹ phẩm và dược phẩm tại Matsumoto Kiyoshi, với tỉlệ mua mỹ phẩm của người Việt là 48,4% và dược phẩm là 44,4%. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách Việt ghé thăm cửa hàng 2 năm trở lại đây là hơn 150%.
Còn theo số liệu do Hiệp hội Hóa Mỹ phẩm TP.HCM cung cấp, Nhật Bản chiếm 17% doanh số bán mỹ phẩm ngoại tại Việt Nam, đứng thứ 3 sau Hàn Quốc và EU.
Vì vậy thời gian đầu tại Việt Nam, Matsumoto Kiyoshi sẽ kinh doanh mỹ phẩm và thực phẩm chức năng với khách hàng mục tiêu là giới nữ. Bên cạnh các sản phẩm xuất xứ từ Nhật,tập đoàn nàysẽ bán thêm mỹ phẩm từ một số nước khác được người Việt yêu thích. Dù hiện tạichưa bán các sản phẩm thuốc nhưng Matsumoto Kiyoshi cho biết tương lai sẽ đẩy mạnh mảng này.
Trong khi đó, phía đối tác Việt nam sẽ hỗ trợ Matsumoto Kiyoshi điều chỉnh mô hình kinh doanh để phù hợp hơn với thị hiếu của người Việt Nam, chứ không hoàn toàn áp dụng 100% mô hình hiện tại ở Nhật.
Mục tiêu của tập đoàn làmở được từ 10-15 cửa hàng ở Việt Nam trong 3-4 năm tới và mục tiêu trong dài hạnlà trở thành hệ thống bán lẻ dược -mỹ phẩm lớn nhất Việt Nam.Cùng với Việt Nam, Matsumoto Kiyoshidự định mở tiếp các chuỗi cửa hàng tương tự tại Hong Kong.
Theo ước tính của Viện nghiên cứu Yano Nhật Bản, quy mô thị trường mỹ phẩm trang điểm của Việt Nam năm 2014 đạt 600 triệu USD, chỉ bằng 1/6 Thái Lan và 1/5 Indonesia. Tuy vậy, Việt Nam là một trong những thị trường mỹ phẩm tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Dựa trên kết quả khảo sát riêng năm 2019, Công ty Asia Plus cho biếtcó một số yếu tố có thể thúc đẩy sự phát triển tiếp tiếp diễn của thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong những năm tới. Động cơ đầu tiên phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử khiến cho việc mua sắm mỹ phẩm trở nên thuận tiện hơn đối với người tiêu dùng.
Hiệncó tới 57% số người dùng mỹ phẩm đã mua sản phẩm trang điểm online bởi sự tiện lợi”(44%), sản phẩm đa dạng (43%) và giá cả(40%) của kênhnày. Shopee, Lazada, và Facebook là 3 trang mua sắm mỹ phẩm online có nhiều người dùng nhất.
Ứng dụng điện thoại (mobile app) được ưa chuộng khi mua sắm vì khách hàng có thể thao tác dễ dàng và nhanh chóng. 50% số người mua mỹ phẩm online đặt mua sản phẩm hằng tháng.
Với việc nhóm khách hàng không trang điểm thường xuyên đang chiếm một phần không nhỏ, thị trường mỹ phẩm Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.