Kỳ cuối - Tiền giả ngày càng khó phát hiện vì giống như tiền thật
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 14:31, 19/05/2015
Mức án tiếp theo-tù chung thân- dành cho Mai Văn Trực ,cánh tay đắc lực của Quách Kim Hoa ( SN 1979, ngụ ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh, cù lao Dung tỉnh Sóc Trăng). Các bị cáo khác có mức án từ hai năm án treo đến 23 năm tù giam với nhiều nhiều tội danh khác nhau, nhưng tội danh chính là buôn tiền giả với tổng số tiền polymer giả là 5, 5 tỉ đồng.
“Đai” tiền giả đi buôn như “đai” thuốc lá lậu
Chỉ tính từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2012, trên địa bàn các tỉnh miền Trung và các tỉnh phía Bắc kể cả Hà Nội, Cơ quan Công an đã bắt hàng loạt vụ vận chuyển, mua bán, tiêu thụ tiền polymer giả. Chứng tỏ bọn tội phạm buôn bán tiền giả vẫn tiếp tục hoạt động, không chỉ thế, chúng có tổ chức xuyên biên giới và hoạt động ngày càng tinh vi, tiền giả in ngày càng giống tiền thật khiến người ít kinh nghiệm khó phát hiện. Trước đây chỉ có tiền giả mệnh giá 50.000 đồng,100.000 đồng, hiện nay tiền giả mệnh giá 200.000 đồng đã thấy xuất hiện. Chúng không buôn nhỏ lẻ mà vận chuyển với số lượng lớn.
Ngày 25-5, Võ Hoàng quý SN 1987 ngụ Bắc Giang đang giấu trong người một số lượng tiền giả. Đang đi, bị Công an huyện Lạng Giang, Bắc Giang phát hiện, Võ Hoàng Quý định tẩu thoát nhưng hắn nhanh chóng bị khống chế. Khám xét người Võ Hoàng Quý, công an phát hiện 60 triệu đồng tiền polymer giả mỗi tờ có mệnh giá 200.000 đồng. Tại CQĐT, Võ Hoàng Quý khi nhận số tiền giả này hắn nhận từ một người đàn ông lạ mặt, vận chuyển từ thị trấn Vôi lên TP Bắc Giang với khoản tiền công là 500.000 đồng. Như vậy Quý chỉ mới khai nhận mình là người đi “đai” tiền giả để ăn công.
Ngày 9-6, một nhóm đối tượng gồm 2 tên: Nguyễn Văn Bằng SN 1985 ngụ tại Bắc Giang và Dương Văn Dìn SN 1976 ngụ Lạng Sơn đang vận chuyển 400 triệu đồng tiền polymer giả mỗi tờ mệnh giá 200.000 đồng thì bị Công an Nghệ An phát hiện bắt giữ. Ngoài số lượng tiền giả CA còn thu giữ của Bằng và Dìn 1 tép heroin, 1 kim tiêm, 2 ĐTDĐ. Bằng và Dìn là 2 đối tượng từng có tiền án, tiền sự về tội vận chuyển, lưu hành tiền giả, gây rối trật tự công cộng, sữ dụng ma túy. Đồng thời, cả hai còn là một mắc xích trong đường dây tiêu thụ tiền giả tại Nghệ An. Như vậy cho thấy đối tượng vận chuyển, tiêu thụ tiền giả còn sử dụng cả ma túy, chính điều này đã trói chặt đối tượng vào tổ chức tội phạm.
Ngày 28-6, một nhóm đối tượng nữ gồm: Bùi Thị Vân SN 1971 ngụ Kiến Thũy TP. Hải Phòng và Nguyễn Thị Hồng Thu SN 1987 ngụ Vĩnh Bảo TP. Hải Phòng đang vận chuyển một số lượng tiền giả trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã bị Công an huyện Đện Bàn phát hiện, bắt quả tang. Khám xét người và phương tiện của 2 đối tượng này CA thu giữ 25.100.000 đồng tiền polymer giả, trong đó có 125 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng, một tờ tiền giả mệnh giá 100.000 đồng. Ngoài tội vận chuyển, tiêu thụ tiền giả Vân từng có tiền án về tội môi giới mại dâm, Thu có tiền án về tội cố ý gây thương tích.
Ngày 17-7, Nguyễn Văn Quốc SN 1977 ngụ huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam đã bị CA huyện Điện Bàn bắt khẩn cấp về tội vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ tiền giả. Đối tượng này nằm trong đường dây dùng tiền giả mệnh giá 100.000 đồng và 200.000 đồng mua hàng để được thối lại tiền thật dọc các tuyến đường liên xã. Khi bị bắt Quốc khai nhận đã thực hiện trót lọt 3 vụ vận chuyển, lưu hành, tiêu thụ tiền giả với tổng số tiền giả là 48 triệu đồng kể từ tháng 3-2011. Tiền polymer giả Quốc khai mua ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn được Quốc “hoán đổi” thành tiền thật bằng thủ đoạn mua hàng tạp hóa để được thối lại bằng tiền thật. Như vậy bọn tội phạm buôn bán, tiêu thụ tiền giả đã nghĩ ra thủ đoạn mới: dùng tiền giả mua hàng ở những địa bàn liên xã nơi mà người dân còn ít kinh nghiệm để phát hiện ra tiền già để chúng được thối lại tiền thật. Cách này tuy nhỏ, lẻ, nhưng thường thì trót lọt.
Mang tiền giả đi đánh bạc để được chung tiền thật
Trước đó vào tháng 5- một đường dây vận chuyển, tiêu thụ tiềng polymer giả tương đối lớn, gần 500 triệu đồng gồm 2,500 tờ tiền mệnh giá 200.000 đồng từ Lạng Sơn về Hải Dương đã bị CA Hà Nội triệt phá. Hai đối tượng bị bắt giữ là hai vợ chồng: Đặng Hải Long từng có tiền án về tội đánh bạc và tiêu tụ tiền giả và vợ là Nguyễn Thị Nga, cả hai cùng ngụ Hải Dương. Thủ đoạn của Long là mang tiền giả đi đánh bạc để được tiền thật hoặc lợi dụng sơ hở để đánh tráo tiền giả lấy tiền thật. Điều tr, mở rộng vụ án CA Hà Nội đã bắt thêm Lâm Thúy Hiền ngụ Lạng Sơn cùng chồng là Phương Văn Huy khi hai đối tượng này chưa kịp tẩu thoát.
Huy và Hiền đã khai nhận trước CQĐT do có quen biết người ở biên giới cung cấp tiền giả, tiền này khi lọt qua biên giới vào nội địa các tỉnh phía Bắc sẽ được chuyển giao cho vợ chồng Long-Nga tìm cách tiêu thụ. Đường dây của bộ tứ này hoạt đ6ọng từ lâu và thủ đoạn cũng rất ranh ma để qua mặt công an. Bọn chúng vận chuyển tiền bằng cách ngụy trang người có bế theo con nhỏ, tiền giả được cất giấu dưới đáy túi xách quần áo. Nhờ cách này mà bọn chúng làm ăn trót lọt nhiều vụ trước khi bị bắt.
Và vụ bắt quả tang đối tượng vận chuyển tiền giả mới nhất vào ngày 24-7-2012 diễn ra ở Hà Nội do CA Hà Nội phát hiện. Đối tượng là Hoàng Văn Cường 31 tuổi và Bùi Văn Dụng 32 tuổi cùng ngụ Lạng Sơn. Hai tên này đang vận chuyển 300 triệu đồng tiền giả đi tiêu thụ thì bị bắt giữ, điều đặc biệt là vụ này tiền giả có mệnh giá lớn tới 500.000 đồng ( 300 tờ), 200.000 đồng(750 tờ). Ngoài tiền già CA còn thu giữ xe ô tô và 3 ĐTDĐ là phương tiện gây án của đối tượng. Cường và Dụng đã khai nhận trước CQĐT chúng đã tiếp cận được đường dây cung cấp tiền giả xuyên biên giới thông qua một đối tượng người Trung Quốc. Cách thức mua bán tiền giả là 25.000 đồng tiền thật mua được 100.000 đồng tiền giả. Đây là đường dây buôn bán tiền giả xuyên quốc gia có quy mô và tổ chức chặt chẽ nên vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng.
Qua vụ án vận chuyển, tiêu thụ tiền giả mà lực lượng CA cả nước phát hiện, triệt phá từ trước tới nay từ Lạng Sơn tới các tỉnh miền Tây Nam bộ, cho thấy có nhiều tổ chức, đường dây thực hiện tội phạm này và đều xuất phát từ bên kia biên giới. Tiền giả được bọn tội phạm in ấn ngày càng tinh xảo, gần giống như tiền thật được các “chân rết” trong mỗi đường đây tìm cách tuồn qua biên giới vào nội địa VN, phát tán đi các nơi để tìm cách tiêu thụ. Người hám lợi vì món tiền chênh lệch qua mua bán tiền giả quá lớn nên lao vào đường dây tội phạm nguy hiểm, bất chấp lương tâm và luật pháp luôn dành cho loại tội phạm nghiêm trọng này một mức án thích đáng.
Trường hợp như Quách Kim Hoa tức Kim Hoa bà bà hay Bà già “nữ hoàng” đã lãnh mức án tử hình, đồng bọn của Hoa từ chung thân trở xuống tùy theo mức độ nặng nhẹ.
Hồ An