Người tìm trầm dưới chân núi Tượng
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 05:25, 23/02/2015
Loài này trước đây là người, họ ngậm ngải đi tìm trầm, đến ngày về, người vợ không mở cửa, phải quay lại rừng biến thành nửa người, nửa thú. Rồi những câu chuyện người đi tìm trầm bị thú dữ ăn thịt. Nào là chuyện có người nhặt được ba lô trầm bên cạnh bộ xương trắng... Thứ "báu vật của núi rừng”, từ ngàn đời nay luôn được vây bọc bởi những huyền thoại bí hiểm nhưng luôn có sức hấp dẫn vì giá trị rất lớn của nó.
Sau “màn chào” khá ấn tượng, ông nói: “Tôi tên là Trần Văn Quyến, chủ trang trại Sơn Thủy”.
Trầm hương được tạo nên từ cách tự nhiên nhờ con bù xè sẽ cho trầm nguyên chất, không bị nhiễm sắt, luôn bán được giá cao hơn. Trước đây, ông phải giăng lưới nuôi bướm để có con bù xè, nhưng giờ trang trại của ông là thiên đường của loại côn trùng này, vì không có thuốc trừ sâu và thân cây dó là tổ ấm của chúng, nên ông đỡ mất công nuôi dưỡng. “Thiên nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó”, ông Quyến vừa xoi rầm từ hốc bù xè, đốt cho chúng tôi thưởng thức, vừa triết lý: “Con bù xè không phải hoàn toàn có hại.
Trang trại lúc nào cũng nhộn nhịp với khoảng 50 công nhân (thu nhập khoảng 5 triệu, đồng/tháng) cùng làm việc. Ông cũng lao động quần quật như họ, ăn với họ, cư xử như người nhà.
Tôi thầm thắc mắc: “Cái chức Phó giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên, phải phấn đấu cả nửa đời người mới có, mà sao ông thản nhiên giã từ chức vụ, để sống đời sống một nông dân nhỉ?”. Như đoán được ý nghĩ của tôi, ông đưa tôi trở lại nhà sàn vào thư phòng có hàng trăm cuốn sách. Nhấp ngụm trà thơm ngát mũi, thưởng thức những ngọn gió mát rượi mang theo mùi hương quyến rũ của núi rừng, lòng thanh thản, mới thấy rằng chủ nhân là người nhìn xa trông rộng. Tôi thấy thắc mắc của mình thật ngớ ngẩn, khi chợt nhớ câu Lão tử nói hơn hai ngàn năm trăm năm trước “Công toại thân thoái, thiên chi đạo” (thành công rồi thì nên lui thân, ấy là đạo trời).
MUỐN THAY ĐỔI VÙNG ĐẤT NGHÈO
Tiếp chúng tôi, Trần Văn Quyến say sưa trình bày về kế hoạch phổ biến cho người nông dân phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kế hoạch này ông đã thực hiện thành công và đang phổ biến cho bà con, đó là thay dông làm nọc tiêu bằng cây dó bầu. Theo ông, cây tiêu bám rất tốt vào cây dó bầu và cho trái nhiều hơn, còn cây dó bầu không bị bệnh chết như cây dông. Ngoài ra, sau tám năm trồng tiêu, người nông dân sẽ thu hoạch cây dó bầu. Cây dó bầu không nhất thiết phải tạo trầm mới có tiền, mà chỉ cần thu hoạch cây tươi mang đi nấu tinh dầu, cứ 3 tấn cây tươi chưng được 1 lít tinh dầu trầm, giá hiện nay 1 lít tinh dầu trầm từ 15.000 -17.000 USD. Mà tinh dầu trầm không sợ ế vì nhu cầu thế giới rất cao.
Huyện Tân Phú có nhiều nông dân đang làm theo hướng dẫn của ông.Thậm chí có người trồng còn nhiều hơn ông, như ông Ba Tuấn có đến 30 ha cây dó. Đến cuối năm 2014, xung quanh vùng của ông có đến hơn 200 ha cây dó bầu. Ông hy vọng một ngày không xa, cây dó bầu sẽ làm thay đổi vùng đất nghèo héo hút trên thượng nguồn sông Đồng Nai.
Tốt nghiệp Đại học Nông Lâm năm 1981, Trần Văn Quyến về làm việc tại Chi cục Kiểm lâm được hai năm, rồi xung phong về với Hạt Kiểm lâm huyện Tân Phú - nơi có núi rừng trùng điệp nhất của miền Đông Nam bộ. Hai năm sau, ông được bổ nhiệm Phó giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên. Thời gian công tác cũng là thời gian ông hoàn thiện cho mình vốn kiến thức thu được từ thực tế, bên cạnh vốn liếng tri thức, sách vở. Đây còn là cơ hội để ông được đi đến các vườn quốc gia, rừng nguyên sinh trong nước, học hỏi thêm thật nhiều về sinh cảnh rừng, về các loài dã thú.
Năm 1999, ông xin nghỉ việc và bắt đầu khởi nghiệp lập trang trại vườn rừng, ông đã lặn lội khắp miền Trung để tìm cây giống. Ý tưởng khác thường của ông làm nhiều người phải ngạc nhiên. Nhưng thực tế là câu trả lời chính xác nhất: Hiệu quả trang trại khiến đất khu vực này lên giá, trước đây nhiều người dân bỏ đi nay quay về thực hiện theo mô hình của ông.
Nguyễn Một / Thanh Niên