Cuộc sống hiện tại của cháu nội vua Thành Thái
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 14:48, 06/09/2015
Họ là những người mang trong mình dòng máu hoàng tộc của triều Nguyễn phong kiến xưa kia. Người là con của thái tử, người là cháu ruột của vua... hiện họ đang sống với nhiều cuộc đời khác nhau.
Không vàng son, không quyền lực, hậu duệ của những vị vua yêu nước một thời giờ là những con người hết sức bình dị, họ sống bằng sức lao động của chính mình nhưng luôn hướng về cội nguồn với sự trân trọng nhất.
" Hoàng tôn" giữ xe
Giữa Sài Gòn phồn hoa vẫn còn những mảnh đời sống thật bình lặng với khoảng kí ức xa xưa về một thời vàng son của dòng họ, của Vương triều Nguyễn một thời lừng lẫy. Đó là những người cháu của Nguyễn Phước tộc với những vị vua yêu nước Thành Thái, Hàm Nghi, Duy Tân...Họ vẫn luôn giữ được nếp sống xưa, từ tốn, bình dị và lòng đầy tự hào khi nhắc về cội nguồn. Một trong số đó là ông Nguyễn Phước Bảo Phúc (sinh năm 1954) là con trai của hoàng tử Vĩnh Kha, vị hoàng tử thứ 12 của Thành Thái, một vị vua nổi tiếng yêu nước. Dẫu chỉ được nghe kể về cuộc đời của ông nội và cha qua lời mẹ, song với Bảo Phúc, kí ức về họ vẫn còn nguyên vẹn.
Bảo Phúc, là con trai đầu của hoàng tử Vĩnh Kha với người vợ sau, vốn là một tiểu thư đài các sống tại ngoại ô thành phố. Đó là vào cuối năm 1953, hoàng tử Vĩnh Kha làm việc tại Sài Gòn, khi đó ông đã không còn chung sống với người vợ đầu nữa. Xa các con, lại không có vợ chăm sóc, ông đã may mắn có được tình yêu với một cô gái quê Sài Gòn. Sáu tháng sau, bà cấn thai, nhưng niềm vui của hai vợ chồng chỉ kéo dài vẻn vẹn mấy tháng đó, bởi năm 1954, hoàng tử Vĩnh Kha mất do thương hàn, khi đó bà mới hoài thai được 6 tháng. Cuối năm đó, Vua Thành Thái qua đời. Nỗi đau đồn dập đổ lên đầu cô vợ trẻ đang bụng mang dạ chửa. Bà đành quày quả tay xách nách mang ôm đứa con còn đỏ hỏn về tá túc nhà mẹ đẻ ở ngoại ô thành phố. Không may cho bà là khi đó gia đình bên ngoại làm ăn có phần lụn bại, kinh tế không còn vững vàng như trước mà rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau. “Hoàng tôn” Nguyễn Phước Bảo Phúc đã lớn lên trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ và kí ức về cha, về ông nội chỉ còn được ông lưu giữ qua lời kể của mẹ. “Khi mẹ mới mang thai tôi được 6 tháng thì cha mất, dù chưa một lần được gặp mặt song qua lời kể của mẹ, tôi vẫn luôn kính trọng cha cũng như ông nội. Chính dòng máu Nguyễn Phước luôn nhắc nhở chúng tôi phải luôn sống sao cho xứng với ông bà, tổ tiên, ông Bảo Phúc cho biết.
Sau giải phóng, Bảo Phúc lập gia đình với một cô gái quê ở miền Tây sông nước. Hai vợ chồng chuyển về sinh sống tại chung cư 289, Trần Hưng Đạo (nay là đường Hồ Hảo Hớn, p. Cô Giang, TP.HCM), ông làm việc trên phường còn vợ lo buôn bán đủ thứ việc mới đủ miếng ăn. Nhắc lại những ngày tháng vợ chồng cơ cực, ông Bảo Phúc cho biết, may mắn là ông cưới được người vợ tháo vát, lo lắng chuyện nhà cửa: “Hồi trẻ tôi chỉ ham mê công tác đoàn đội, khi nghỉ bên đội lại làm trên phường, mọi việc nhà cửa đều do một tay vợ lo toan".
Năm 1982, con trai đầu chào đời trong niềm vui cùa hai vợ chồng, ông lo làm mọi công việc để có thể lo cho con. Tám năm sau, vợ ông sinh con trai thứ hai. Vốn tháo vát và nhanh nhạy, vợ ông bèn thuê lại khoảng đất trống ngay dưới chung cư làm chỗ giữ xe. Công việc tuy vất vả nhưng mang lại thu nhập kha khá, giúp bà vun vén nhà cửa và nuôi nấng hai đứa con đầy đủ.
“Khi đứa con trai đầu tròn 15 tuổi, tuổi đó nhu cầu tụi nó nhiều lắm, tôi suy nghĩ thấy nếu mình vẫn cứ lẹt đẹt mãi công việc bên phường thì thật khó nuôi nổi con cái, chưa kể việc học hành của chúng nó. Thế là tôi nghỉ việc về phụ vợ. Công việc cực nhọc nhưng có thu nhập, đủ lo cho hai đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn”, ông Bảo Phúc nói. Dù mang danh con cháu hoàng thân song ông Bảo Phúc không nề hà bất kì công việc gì, bời cả ông và những người trong thân tộc đều biết vương triều đã sụp đổ, tất cả chỉ còn lại trong kí ức và được nhắc đến như một động lực để vượt qua khó khăn.
“Dòng máu của ông nội (vua Thành Thái) vẫn chảy trong chúng tôi, nên với tất cả anh em thân tộc, dù có cực nhọc chừng nào cũng không một lời kêu ca, phàn nàn, chỉ biết gắng sức làm lụng, dù phải kiếm từng đồng một song là đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình nên ý nghĩa. Và mỗi khi túng quẫn, khó khăn, chỉ cần nghĩ đến ông nội, nghĩ đến cha là tôi lại vượt qua được"- ông Bảo Phúc tâm sự. Với ý nghĩ đó, ông mở rộng cồng việc giữ xe của mình sang cả ban đêm. Ngày trước do một minh vợ làm nên chỉ giữ xe tám tiếng, song với sức vóc và tài thức khuya của mình, ông Phúc đã cải thiện thu nhập đáng kể bằng việc nhận làm cả ban đêm. Nhờ vợ chồng đồng thuận, dù không khá giả song cuộc sống gia đình ông cuộc sống gia đình ông cũng không đến nỗi thiếu hụt. Điều ông luôn tự hào là hai đứa con đều học hành chăm chỉ, đạt thành tích khá và vẫn luôn ham mê tìm hiểu về lịch sử gia tộc.
Luôn hướng về cội nguồn
Dù Vương triều Nguyễn lùi vào lịch sử đã hơn nửa thế kỷ và những ngày tháng vàng son của cha ông chỉ còn lại trong kí ức, song với những người con, người cháu của vị vua yêu nước Thành Thái, họ luôn ghi nhớ từng mốc son lịch sử, vẫn luôn hướng về cội nguồn, ông Bảo Phúc cho biết, trước kia, khi bà Nguyễn Phước Liên Châu (hoàng nữ 1 của hoàng tử Vĩnh Giác, con trai thứ 11 của vua Thành Thái) còn mạnh khỏe, các anh em trong hoàng tộc thường hội , họp tại nhà bà Liên Châu. Những buổi nói chuyện thân tình gợi nhắc về lịch sử 3 hoàng tộc, thắt chặt tình thân của những người con lập nghiệp nơi đất khách. Rồi vào ngày giỗ của vua Thành Thái, tất cả lại cùng về cố đô Huế họp mặt, tổ chức lễ tưởng niệm.
Với ông Bảo Phúc, điều mà con cháu vua Thành Thái còn giữ được và đáng tự hào là mỗi người cháu vẫn luôn giữ được phong thái mực thước, tự trọng. Trải qua gần một thế kỷ, dù sống khắp 1 mọi miền đất nước song những người 3 con dòng họ Nguyễn Phước vẫn giữ cho mình một cốt cách riêng biệt mà theo như ông Bảo Phúc nói đó là dòng không đến nỗi thiếu máu cương nghị, khảng khái của vị vua yêu nước khi xưa truyền lại. Ông bộc bạch: “ông nội tôi có tất cả 22 người con, dù sống ở nước ngoài như Mỹ, Pháp hay sống trên khắp mọi vùng miền của đất nước ta thì mỗi người vẫn luôn giữ được sự tự trọng của một dòng họ hoàng tộc. Riêng tại TP.HCM hiện nay, con cháu vua Thành Thái cũng có khoảng mấy chục người kể cả hàng chắt. Dù cuộc sống cũng có người thành đạt, kẻ khó khăn song vẫn giữ được cốt cách của hoàng tộc, do đó dù làm gì chúng tôi cũng ngẩng cao đầu tự hào về nguồn cội của mình”.
Nói về cuộc đời mình, vốn là một “hoàng tôn” nhưng lắm gian truân, ông Bảo Phúc cho biết ngay từ khi sinh ra, ông đã không còn khái niệm con cháu vua nữa, và kì thực cuộc đời ông cũng chưa một lần được sống trong nhung lụa, gấm vóc. Năm 2008, khi chung cư 289 giải tỏa, gia đình ông bảo Phúc đã dọn về sinh sống tại chung cư Bàu Cát, Tân bình, TP. HCM. Ông bảo, chỗ ở mới có vẻ tốt hơn song đáng tiếc là công việc giữ xe đã nuôi gia đình ông mấy chục năm nay đã không còn. “ở đây không có bãi giữ xe nên vợ chồng tôi chẳng còn đất “dụng võ” nữa, đành cậy nhờ các con, giờ chỉ ở nhà chăm lo nhà cửa”, ông cho biết.
Trong căn nhà nhỏ hiện tại, ông Bảo Phúc vẫn lo nhang khói cho bàn thờ của ông nội và cha. Những tấm hình về vua Thành Thái, hoàng tử Vĩnh Kha được ông sưu tầm và cất giữ cẩn thận. Mỗi khi rảnh rỗi, ông lại kể về lịch sử dòng họ cho các con trai và cháu nghe. Những giờ ôn lại quá khứ giúp lớp thế hệ sau của dòng họ Nguyễn Phước thêm hiểu về cội nguồn, với ông, đó là niềm vui duy nhất tuổi xế chiều. Và ông cùng thân tộc mình vẫn luôn tự hào, dẫu sống trong hoàn cảnh nào, hậu duệ của vị vua Thành Thái vẫn luôn giữ được phong thái, cốt cách khi xưa của ông.
Mang trong mình dòng máu vương tôn quý tộc, song ít tai ngờ vị “Hoàng tôn" triều Nguyễn lại có cuộc sống bình thường như bao người dân áo vải khác. Nhắc về những ngày tháng vàng son của Vương triều Nguyễn, ông vẫn luôn tự hào vì đó là động lực cho mình và con cháu vượt qua khó khăn.