Châu Á ngán mua “vũ khí mạ vàng” của Mỹ
Chuyển động - Ngày đăng : 12:47, 01/06/2015
Năm 2014, châu Á tăng chi quốc phòng đạt tổng cộng 1,719 ngàn tỷ USD, trong đó châu Á và châu Đại dương góp 423 tỷ USD hoặc 25 %, chỉ sau Bắc Mỹ (596 tỷ USD) theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI).
Tổng khoản chi của châu Á nhiều hơn châu Âu 30 tỷ USD, nhảy lên vị trí thị trường vũ khí số 2 thế giới so với 10 năm trước, và tăng 62 % so với 10 năm qua.
Trong tổng mức chi của châu Á và châu Đại dương, TQ góp 208 tỷ USD, khiến các nước láng giềng phải tăng chi. Hai châu lục trên mua 48 % số vũ khí Mỹ xuất khẩu, tăng 39 % so với năm 2009.
Các công ty quốc phòng Mỹ không nhảy vào thị trường TQ vì vướng lệnh cấm bán vũ khí cho TQ lâu nay.
Một số nhà sản xuất vũ khí châu Á là những nhà xuất khẩu lớn, như Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co (Hàn Quốc). Nhưng nhiều công ty khác cũng xuất khẩu nhỏ, so với các khổng lồ Mỹ như Boeing Co.
Công ty không gian nhà nước PT Dirgantara (Indonesia) nói: hiện họ bán được một kiểu máy bay tuần tra biển rẻ tiền cho 8 nước, gồm Hàn Quốc mua 4 chiếc với giá 92 triệu USD.
Singapore Technologies Engineering Ltd gần đây bán được một tàu đổ bộ cho Thái Lan với giá 135 triệu USD.
Để so sánh, một chiếc tuần tra biển P8-Poseidon của Boeing có giá 220 triệu USD/chiếc. Tập đoàn này đã bán 8 chiếc này cho Ấn Độ với giá 2,1 tỷ USD.
Vào thập niên 1970, lực lượng không quân các nước Đông Á đều sử dụng máy bay Mỹ, như chiếc Northrop F-5, một chiến đấu cơ giá rẻ nhằm xuất khẩu.
Ngày nay, trong 10 nước ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) chỉ có mỗi Singapore trang bị máy bay mới của Mỹ. Không nước nào có tàu chiến hiện đại của Mỹ.
Khách hàng lâu năm của Mỹ là Thái Lan, Indonesia và Philippines đều tìm đến các công ty khác để mua vũ khí, trong vài trường hợp từ chối mua hàng của Mỹ. Boeing hiện tiếp thị chiếc F/A-18 Super Hornet ở Malaysia.
Việc này phần nào vì các công ty quốc phòng Mỹ nay phát triển các sản phẩm hiện đại, tốn nhiều tiền để đáp ứng nhu cầu của quân đội Mỹ, khách hàng lớn nhất của họ.
Nhưng nhiều nước châu Á không cần số vũ khí này, theo một vài nhà thầu Mỹ hoạt động ở châu Á.
Món hàng xuất khẩu “hạng nhất” của Mỹ là chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Lockheed Martin Corp. Nó có thể xuyên thủ hàng phòng thủ của địch và không bị phát hiện khi hoạt động.
Nhưng F-35 quá hiện đại đối với nhiều khách hàng châu Á, vốn chỉ muốn có một vũ khí ngăn chặn hiệu quả và hầu hết số khách hàng này không chịu nổi giá 125 triệu USD/chiếc F-35.
Chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc mạnh tay chi tiền mới mua F-35, với 7 tỷ USD mua khoảng 40 chiếc/mỗi nước.
Các công ty Mỹ có thể sử dụng một nguồn tăng trưởng tin cậy: kinh phí quân sự 2015 của Mỹ là 540 tỷ USD, giảm so với 721 tỷ USD hồi 4 năm trước. Trong thời gian ấy, các công ty quốc phòng lớn đều bị giảm nguồn thu.
Ví dụ Raytheon Co báo nguồn thu đạt 22, 8 tỷ USD năm 2014, giảm so với 25,2 tỷ USD hồi năm 2010. Lockheed Martin đạt 45, 6 tỷ USD năm 2014, như 4 năm trước.
Trong khi đó, 10 nước ASEAN sẵn sàng chi 40 tỷ USD trong năm 2015-ngang bằng Ấn Độ-tăng so với 33 tỷ USD năm 2010. Theo công ty thông tin quốc phòng HIS Jane’s, 10 nước ASEAN cũng sẵn sàng chi 52 tỷ USD từ năm 20120.
Trong vài trường hợp, nhiều công ty Mỹ không chào những sản phẩm giá rẻ để châu Á có thể mua được. Ví dụ,họ hoàn toàn vắng bóng trong cơn khát tàu ngầm của châu lục này, vì họ không đóng các tàu nghầm chạy bằng diesel mà châu Á cần.
Thay vào đó, các công ty Mỹ đóng tàu ngầm chạy bằng hạt nhân, theo đơn đặt hàng của hải quân toàn cầu. Thế nên, các nhà sản xuất tàu ngầm Nga, Hàn Quốc và châu Âu giành được các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD với Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Singapore trong vài năm qua.
Điều chắc chắn là các công ty Mỹ vẫn hưởng phần bánh lớn trong tổng khoản chi quân sự của thế giới: chiếm 31 % từ năm 2010 đến 2014, theo SIPRI.
Và họ thường cung cấp công nghệ cho các hệ thống phức tạp mà các nhà cạnh tranh bán ra.
Ví dụ công ty mối nổi Korean Aerospace Industries Ltd (Hàn Quốc) giành được hợp đồng bán chiến đấu cơ-huấn luyện hạng nhẹ T-50 mới, nhưng chiếc này có sự đồng phát triển của Lockheed Martin, và gồm các phương tiện Mỹ của các công ty Honeywell International Inc., Rockwell Collins Inc. và Raytheon.
Bảo Vĩnh (theo The Wall Street Journal)