“Thử lửa” Bắc Kinh, Nhật hỗ trợ tối đa Việt Nam và Philippines
Chuyển động - Ngày đăng : 20:38, 11/03/2015
70 năm sau khi quân đội Nhật Bản thất trận Thế chiến 2, Nhật đang âm thầm quay trở lại Biển Đông. Họ cải thiện mối quan hệ an ninh với Philippines và Việt Nam, cố gắng đối phó với tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc (TQ)...
Hợp tác an ninh của Tokyo trên diện rộng: cung cấp tàu tuần tra trên biển đến hai nước Đông Nam Á, trong khi Nhật sẽ tổ chức tập trận hải quân đầu tiên của mình với Philippines trong vài tháng tới.
Nhật đang cung cấp sự giúp đỡ, và hơn thế nữa là điều chỉnh sự gia tăng của sự ảnh hưởng để tránh một phản ứng dữ dội từ Bắc Kinh, theo nguồn tin từ Nhật Bản.
Nhật cũng bị lôi kéo vào những tranh chấp với TQ về quần đảo Sensaku do Nhật kiểm soát, nhưng Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư. Tokyo không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng lo lắng bị cô lập vì TQ tuyên bố độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông là sự khống chế một tuyến hàng hải quan trọng.
Nhật cam kết hỗ trợ Đông Nam Á duy trì tự do hàng hải và hàng không ở khu vực, sau một bài phát biểu tháng trước của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Việc hợp tác này cũng là phù hợp với một chính sách an ninh cứng rắn hơn của ông Abe, người muốn nới lỏng những hạn chế về hiến pháp yêu chuộng hòa bình do đồng minh lập sau khi kết thúc Thế chiến 2.
Tokyo cũng muốn phối hợp chặt chẽ với chủ trương "xoay trục về châu Á" trong hai lĩnh vực ngoại giao và quân sự của Mỹ.
"Xu hướng này đang ngày càng trở nên rõ ràng và tôi không nghĩ rằng họ (Nhật ) sẽ không lùi bước, bất chấp lo ngại của Trung Quốc," Ian Storey, một chuyên gia về an ninh khu vực tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore cho biết.
Trong một tuyên bố với Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ hy vọng Nhật sẽ "nói và hành động thận trọng" trên Biển Đông, và nói thêm, rằng Nhật không phải là một bên trong tranh chấp.
Trung Quốc đang nhanh chóng lập các đảo nhân tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam với tham vọng mở rộng phạm vi hoạt động hải-không quân.
Một số chuyên gia tin rằng các đảo nhân tạo này sẽ cho phép TQ tạo ra Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) nơi mà những máy bay khác bay vào phải xin phép trước từ TQ.
Cuối năm 2013, TQ đã lập ADIZ trên biển Hoa Đông.
Đây là một ý đồ bành trướng, nhằm khẳng định chủ quyền của TQ đối với Nhật và Mỹ.
"Một ADIZ sẽ là một thảm họa. Nó sẽ hạn chế nghiêm trọng các hoạt động hàng không và hàng hải", một nhà hoạch định chính sách cấp cao giấu tên của Nhật Bản nói với Reuters.
Nhật đã có kế hoạch tập trận hải quân chung với Philippines, và Nhật sẽ tặng 10 tàu tuần duyên cho Philippines từ cuối năm nay.
Phát ngôn viên của lực lượng vũ trang Philippines, Đại tá Restituto Padilla, hoan nghênh sự tham gia của Nhật với Philippines để giúp đỡ lẫn nhau đảm bảo an ninh cho những tuyến giao thông đường biển.
Thảo Hương (theo Reuters)