Nhật Bản có thể tuần tra trên Biển Đông

Chuyển động - Ngày đăng : 12:28, 05/02/2015

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản  Gen Nakatani nói Nhật Bản có thể tuần tra trên Biển Đông, đề phòng sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc (TQ). Các cuộc tuần tra có thể thực hiện trên không và trên biển.

Theo Bloomberg, Bộ trưởng Nakatani nói tại Tokyo ngày 3.2: “Tính độc lập của các quốc gia ngày càng sâu sắc, và tình hình Biển Đông tác động tới an ninh quốc gia của chúng ta.Cách xử lý của các quốc gia sẽ là một vấn đề cần phải tính đến”.  

Ông nói thêm rằng Nhật hiện chưa có kế hoạch bắt đầu các cuộc tuần tra. Hiện máy bay tuần tra Nhật chỉ hoạt động tại biển Hoa Đông, nơi Tokyo có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với TQ.

Về việc Nhật Bản có thể tuần tra trên Biển Đông, đây là câu trả lời của ông Nakatani cho Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 đóng tại Nhật, người vào ngày 28.1 nói với Reuters, rằng Mỹ hoan nghênh việc Nhật đề nghị giúpMỹ bay tuần tra không phận Biển Đông.  
Đô đốc Thomas nói: “Tôi nghĩ các nước đồng minh, đối tác và bạn bè trong khu vực đều sẽ ngày càng kỳ vọng Nhật trở thành một lực lượng tạo được sự ổn định cho khu vực. 
Nói thẳng ra là tại Biển Đông, đội tàu cá, tàu tuần duyên và tàu hải quân TQ áp đảo các quốc gia láng giềng.  Tôi nghĩ việc hải quân Cục phòng vệ Nhật (JDSF) hoạt động ở Biển Đông là điều hợp lý trong thời gian tới”. 

Các ý tưởng tuần tra trên Biển Đông xuất phát từ việc ngày càng có nhiều tàu TQ trên Biển Đông nhằm hành động theo tuyên bố của Bắc Kinh là độc chiếm toàn bộ vùng biển giàu tài nguyên dầu khí và cá, cùng lúc là tuyến hàng hải trị giá 5 ngàn tỷ USD/năm.

Tuyên bố của Bắc Kinh dẫn đến tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Trong quá khứ, TQ dựa vào các mẫu vật văn hóa như bản đồ, sách giáo khoa để đòi chủ quyền.

Gần đây, TQ bắt đầu xây đảo nhân tạo dài 3.000 và rộng 300 m trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s Defense, hình ảnh vệ tinh chụp đảo nhân tạo này cho thấy việc xây một đường băng hạ cánh máy bay.

Một căn cứ không quân TQ ở Biển Đông sẽ giúp TQ cải thiện khâu giám sát và cũng làm chứngcứ về chủ quyền của họ.

Khả năng mở rộng khả năng giám sát Biển Đông sẽ là một trong những chủ đề chính trong các cuộc bàn luận của Nhật và Mỹ, nhằm hoàn tất khâu xem lại quy trình hợp tác quốc phòng song phương trong nửa đầu năm 2015.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh hồi tuần trước cảnh cáo các nước khác chớ nên can thiệp vào chuyện Biển Đông, nhưng không nói thẳng về Nhật.  

Bà Hoa nói trong cuộc họp báo tại Biển Đông: “Chúng tôi sẵn sàng và có thể tham gia giữ gìn hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Các nước ngoài khu vực nên tôn trọng ý nguyện của các nước. 
Bảo Vĩnh (theo Reuters)  

Một Thế Giới