Kịch bản quan hệ châu Á 2015: Trung Quốc tiếp tục đe dọa Biển Đông
Chuyển động - Ngày đăng : 04:47, 19/12/2014
Biển Đông được ước tính có trữ lượng 11 tỉ thùng dầu thô và 190.000 tỉ feet khối khí tự nhiên dưới đáy biển, nên cũng có sự tranh chấp giữa Trung Quốc (TQ) với Malaysia, Đài Loan, Philippines và Indonesia.
Điều đáng ngại nhất là Mỹ có thể bị lôi vào cuộc xung đột với TQ, thông qua hiệp ước phòng thủ ký với Philippines.
Cần nhắc lại việc TQ ngày 2.5 đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam, gây ra căng thẳng Việt - Trung và cả với khu vực. Tàu TQ còn liên tục đâm va tàu kiểm ngư và thậm chí đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Quân Philiippines sẵn sàng chiến đấu |
Căng thẳng quân sự leo thang Trung - Nhật cũng có thể kéo Mỹ vào cuộc xung đột với TQ, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố thỏa thuận an ninh Mỹ - Nhật trùm lên cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong năm 2014, máy bay Trung - Nhật bay sát nhau nguy hiểm trên không phận quần đảo này.
Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan cũng là kịch bản tệ hại trong năm 2015.
Từ khi độc lập khỏi Anh, Ấn và Pakistan đã có 3 trận chiến, gồm 2 cuộc tranh chấp hẻm núi Kashmir.
Ấn - Pakistan tranh chấp khe núi Kashmir |
Sự tranh chấp biên giới từng khiến Ấn - Trung có chiến tranh năm 1962. Từ đó, Ấn thường phàn nàn lính TQ dần dần lấn sâu vào vùng tranh chấp.
Kịch bản tệ hại cuối cùng ở châu Á là tình trạng bất ổn ở vùng Tân Cương (TQ) với cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
CFR nêu chính quyền TQ thẳng tay đàn áp cộng đồng này, nên người Duy Ngô Nhĩ đã có những cuộc biểu tình, thậm chí tổ chức tấn công khủng bố trên toàn TQ, nhằm đòi quyền tự trị, thậm chí đòi độc lập của TQ.
CFR còn cho rằng có nguy cơ một cuộc tấn công khủng bố xảy ra tại nước Mỹ, chiến tranh bùng nổ giữa Azerbaijan - Armenia….trong 34 nguy cơ địa - chính trị của năm 2015, thông qua chương trình Theo dõi xung đột toàn cầu (Global Conflict Tracker) hàng năm của họ, trong nỗ lực dự báo các sự cố toàn cầu có thể tác động đến Mỹ và quyền lợi Mỹ.
CFR đã lấy ý kiến của 2.200 quan chức chính phủ, chuyên gia chính sách đối ngoại cùng các học giả, nhằm hiểu rõ các nguy cơ mà Mỹ phải đối diện trong năm tới.