Lính bộ binh Trung Quốc mặc quần lót dây thun không giãn
Chuyển động - Ngày đăng : 12:25, 09/12/2014
Bài báo nêu: hiện một phương tiện kỹ thuật cao là lính bộ binh Trung Quốc mặc quần lót dây thun không giãn, nhưng chưa là quần lót chống đạn.
Bài báo còn viết: cho đến gần đây, một lính bộ binh “phải lo ngại về sợi dây chun của chiếc quần lót, vốn có thể lỏng đột ngột nhưng lại có thể không mở được khi người lính muốn giải quyết nhu cầu tự nhiên”.
Phía sau mẫu tin lý thú này cho thấy: các nhà kế hoạch PLA chú trọng nhiều hơn tới tàu sân bay, tên lửa hơn là cho những người lính bộ binh Trung Quốc (TQ) từng mặc quần đùi trong cuộc chiến tranh du kích trước cuộc cách mạng 1949.
Nay, kinh tế tăng trưởng cho phép PLA mạnh tay chi để hiện đại hóa quân sự, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa chú ý đến phần quần lót này.
Theo Tân Hoa Xã dẫn Bộ Quốc phòng TQ, mức chi quân sự năm 2014 là 88 tỷ Nhân dân tệ (14,3 tỷ USD).
Các phương tiện của lính TQ tính bằng Nhân dân tệ |
Ví dụ: lính Mỹ đội mũ bảo hiểm Kevlar có trang bị công nghệ liên lạc. Nhưng đa số lính TQ vẫn còn đội mũ sắt, chỉ có một số ít có mũ Kevlar và không người lính nào được trang bị tai nghe hoặc microphone.
Tác giả dẫn lời Wang Fujian, một quân nhân sắp xuất ngũ sau 16 năm đi lính:
“Liên lạc chủ yếu là gào thét với nhau, giống như 16 năm trước”.
Toàn bộ phương tiện chiến đấu của Wang trị giá 9.387 Nhân dân tệ (1, 525 USD).
Wang phải chỉ huy 7 lính nhưng mũ bảo hiểm của anh không có thiết bị radio, tai nghe, micro như lính Mỹ.
Toàn tiểu đoàn của anh chỉ có 2 radio dành cho chỉ huy và chính ủy để họ liên lạc với cấp cao hơn.
Wang cũng chẳng có được la bàn giá 80 NDT (13 USD) vốn là phương tiện chỉ cấp cho vài người được ưu tiên.
Lựu đạn chống tăng giá 380 NDT (62 USD) mỗi quả cũng không được phát nhiều. Và chỉ có tiểu đoàn trưởng của Wang mới có ống nhòm ban đêm.
Wang không được trang bị ống nhòm ban đêm, thiết bị liên lạc không dây, đồ bảo hộ đùi, khuỷu tay, quần lót chống đạn, ống hãm thanh.
Tuy nhiên, lính bộ binh TQ vẫn có thể khẳng định rằng tất cả đều có mũ bảo hiểm.
Ở cuộc chiến gần đây nhất của TQ-cuộc chiến tranh biên giới 1979 với Việt Nam-mũ sắt còn chưa là một tiêu chuẩn, vì nó bị xem là “phương tiện của kẻ yếu”, theo tác giả bài báo nhớ lại.
Nếp nghĩ ấy vẫn còn tồn tại nơi PLA. Dù TQ là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về áo giáp, rất ít lính TQ được trang bị áo giáp chống đạn.
Một chỉ huy tiểu đoàn báo cáo Bộ Quốc phòng:
“Áo giáp ? Tôi không biết đơn vị tôi có hay không. Hiệu tiểu đoàn chúng tôi không được cấp áo giáp”.
Lính Mỹ được trang bị kỹ lưỡng để tránh thương vong (tính bằng đồng Nhân dân tệ) |
“Một số lãnh đạo cho rằng “sẽ là nuông chiều binh lính nếu trang bị cho họ quá nhiều phương tiện”.
Thái độ này khác hẳn với quan điểm của quân đội Mỹ, vốn trang bị kỹ cho quân lính để phòng chống mọi thiết bị nổ.
TQ đang có lực lượng quân sự đông thứ nhì thế giới (2,3 triệu quân) sau Mỹ, “nhưng thực tế, vị trí hạng nhì không đem lại sự an toàn hơn cho lính bộ binh”, theo bài báo đăng trên trang web của PLA.
Bài báo còn dẫn một bài khác của Tân Hoa Xã hồi đầu năm nay: khoản chi cho phương tiện chiến đấu của người lính là bằng không trong 5 năm qua, dù tổng chi quân sự đã tăng gấp đôi.
Một chính ủy PLA giấu tên được dẫn lời trong bài báo:
“Chúng tôi giáo dục quân nhân rằng quân đội không được sợ gian khó và sợ chết. Nhưng nếu chúng ta cung cấp phương tiện bảo hộ hiện đại cho người lính, đồng chí ấy sẽ cảm thấy an toàn hơn, và kết quả là đồng chí ấy sẽ tự tin hơn để thắng trận”.
Trần Trí (theo Yahoo.news, Chinatopix.com)