Đại sứ TQ bị thay vì làm điệp viên cho Nhật Bản?
Chuyển động - Ngày đăng : 13:49, 17/10/2014
Khi ấy, Bộ Ngoại giao TQ từ chối cho biết Ma đang ở đâu, và ai là đại diện Bắc Kinh tại Iceland. Các trang web của sứ quán và Bộ Ngoại giao TQ đều xóa lý lịch và thông tin về Ma.
Lúc đó, Ma đã không trở lại sứ quán TQ ở Rejkyavik sau khi về TQ hồi đầu năm. Người phát ngôn Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao TQ nói không biết những thông tin Ma bị bắt có đúng hay không.
Hồi tháng 9, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Iceland xác nhận thông tin Ma có thể trở lại Iceland vào tháng 3 sau khi về nước. Đến tháng 5 thì TQ thông báo Ma không trở lại vì “những lý do cá nhân”. Từ đó, sứ quán TQ chỉ có đại sứ tạm quyền.
Theo báo Guardian (Anh) hồi tháng 9, một quan chức TQ giấu tên nói: không có tuyên bố chính thức nào từ Bộ Ngoại giao TQ, và vài nhà ngoại giao cấp vụ cũng bị điều tra, nhưng ông không biết họ có dính líu vụ Ma hay không.
Tân đại sứ Zhang đến Iceland từ ngày 25.9, theo trang web của sứ quán QT ở Iceland. Ông từng là đại sứ ở Micronesia và làm phó chủ nhiệm Văn phòng đối ngoại ở tỉnh Quảng Đông, Zhang cũng từng làm việc ở Thụy Sĩ, Canada và Áo.
Việc cán bộ TQ “bỗng dưng mất tích” không phải là chuyện hiếm ở TQ, nơi các công chức có thể bị bắt để điều tra nhiều tuần hoặc nhiều tháng mà không công bố chính thức, theo Guardian.
Ngay cả tờ Hoàn cầu thời báo (phụ san của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản TQ) cũng cảnh cáo các nhà ngoại giao, sĩ quan quân đội và học giả có thể dính vào hoạt động làm điệp viên cho các “thế lực thù địch” trong vài năm gần đây.
Trong bài xã luận xung quanh việc Ma không trở lại ngôi đại sứ ở Iceland, báo này viết: nhiều vụ không được báo cáo, và “nếu xác nhận Ma đã bị bắt, chúng ta hy vọng ngày nào đó, chuyện ông ta sẽ xuất hiện trên truyền thông, để cảnh cáo những người khác”.
Hồi năm 2012 từng có thông tin, rằng một cán bộ an ninh TQ làm trợ lý cho một thứ trưởng, đã bị bắt vì bị nghi làm điệp viên cho Mỹ.
Cuối năm 2006, cựu Đại sứ TQ Li Bin tại Hàn Quốc bị điều tra vì tội bán bí mật cho Seoul, theo báo Mingbao ở Hồng Kông. Sau này Li bị tuyên án 7 năm tù.
Vụ tai tiếng rùm beng nhất TQ liên quan Yu Qiangsheng, một cán bộ tình báo cấp cao trốn qua Mỹ năm 1985, khai với người Mỹ rằng một cựu chuyên gia phân tích của CIA là điệp viên của TQ. Người này đã tự sát vài ngày trước khi bị tòa án Mỹ tuyên án.
Theo Guardian, em trai của Yu là Yu Zhengsheng vẫn thăng tiến công danh, nay là ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản TQ.
- >> Mỹ giám sát biển Đông vì TQ giấu bí mật quân sự
- >> Philippines triển lãm bản đồ cổ bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc
- >> Trung Quốc: Các nước không liên quan việc đòi chủ quyền Biển Đông “chớ nên gây rối”
Mai Hà (theo Reuters, Guardian)