Sốc với cuộc triển lãm hơn 200 hiện vật về... sex
Câu chuyện văn hóa - Ngày đăng : 07:33, 23/07/2014
Lần đầu tiên trên thế giới, một cuộc triển lãm về những hiện vật liên quan đến vấn đề nhạy cảm được chuẩn bị với qui mô lớn. Có hơn 200 bức tranh gồm tranh màu, tranh điêu khắc, gốm sứ, phim ảnh và cả những vật dụng liên quan đến sex được trình bày trong cuộc triển lãm này.
Cuộc triển lãm do Viện nghiên cứu tình dục học (The Institute Of Sexology) ở Anh thực hiện. Người mở đầu cho cuộc cách mạng này là Chuyên gia tình dục Alfred Kinsey với những vấn đề tính dục được đặt ra trước đó về lối sống tình dục của con người, thái độ của con người như thế nào khi nói về tình dục. Ngoài ra, khi xã hội ngày càng phát triển thì tư suy, suy nghĩ, cách sống của con người có thay đổi hay không sẽ được thể hiện như thế nào cũng được ông nói đến.
Từ những câu hỏi này, lần lượt các cộng sự, học trò của Alfred Kinsey là Sigmund Freud, Marie Stopes, Alfred Kinsey, Wilhelm Reich, Magnus Hirschfeld, Margaret Mead, William Masters và Virginia Johnson... đã dành gần suốt quá trình nghiên cứu (từ 1960 đến nay) để thu thập những tư liệu cũng như tập trung vào điều tra xã hội về hai vấn đề liên quan đến tình dục là Thái độ tình dục và Phong cách sống về tình dục của con người qua từng thời kỳ khác nhau.
Với hơn 200 hiện vật, tài liệu lưu trữ quý hiếm các nhà nghiên cứu đã thu thập được vô số những điều thú vị bất ngờ. Đó là những tranh, ảnh, phim, tượng đúc đồng hoặc điêu khắc và cả những dụng cụ tình dục hay các vật dụng y tế để chữa các bệnh lý của sự trụy lạc của con người được phát hiện.
Chuyên gia tình dục Alfred Kinsey trong một cuộc tư vấn và thu thập tư liệu |
Chiếc bình cổ thời Hy Lạp cổ đại đã có những hoa văn mô tả cảnh ân ái của con người |
Bức tranh này từ năm 1845 mô tả về sự suy nhược của người đàn ông vì thủ dâm quá độ |
Một hộp gỗ của Nhật Bản được thiết kế như cuốn sách được xếp thành 6 gấp, mở ra có 12 hình vẻ "nhạy cảm" trên kính và gương
Người phụ nữ cưỡi người đàn ông trên 1 tấm bưu thiếp màu của những năm 1840-1902 |
Từ đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu biết khảo sát về chứng loạn thần của phụ nữ |
Theo các nhà giám tuyển thì qua cuộc triển này sẽ giúp cho người xem một cái nhìn cụ thể về những tác phẩm nghệ thuật bị xem là khiêu dâm thời cổ xưa đồng thời kêu gọi mọi người hãy xem tính dục là một trong những hành vi hết sức bình thường của con người. Bởi nó chính là dấu vết các thí nghiệm và nghiên cứu nâng những điều cấm kỵ trong việc theo đuổi sự thật về quan hệ tình dục. Không những thế, đây còn là những câu chuyện cá nhân đáng chú ý của những người có câu hỏi làm cho nó một lĩnh vực hợp pháp để thảo luận và nghiên cứu.
"Đây là một cuộc khảo sát công khai mang tính qui mô và trực diện nhất từ trước đến này về hành vi tính dục được xem là nhạy cảm nhất của con người. Đồng thời chúng ta cũng hãy để đầu óc thoải mái và tự do nhất khi chiêm ngưỡng những tác phẩm quí giá này", lời bạt của các giám tuyển ghi trong bảng giới thiệu.
Không chỉ kéo dài một năm, cuộc triển lãm này còn tổ thức những hội thảo, những cuộc điều tra mới đồng thời sẽ tổ chức những hoạt động thiết thực để cho du khách có thể thưởng lãm đồng thời sẽ được tham gia nghiên cứu hoặc tư vấn những vấn đề vốn hết sức nhạy cảm này.
"Triển lãm này là lần đầu tiên của chúng tôi tạo ra một cơ hội để thấu hiểu rõ hơn một chủ đề nhạy cảm này khi dành nhiều thời gian hơn và sâu hơn so với các cuộc triển lãm thông thường khác. Không những thế, sau cuộc tiên phong này, chúng tôi hy vọng Viện nghiên cưu tình dục học sẽ trở thành một kho lưu trữ sống cho những câu chuyện thú vị, cuộc tranh luận truyền cảm hứng và tự phản ánh về điều này hấp dẫn nhất và quan trọng của chủ đề về tính dục của con người", Ken Arnold, Giám đốc chương trình công cộng tại Wellcome Collection, cho biết.
Một người đàn ông thích mặc đồ phụ nữ thời nữ hoàng Victoria bị xem là phạm pháp và bị xã hội tẩy chay |
Bức tranh về một người đàn ông chuyển giới đã bị xem là đồi bại thời nữ hoàng Victoria |
Cuộc triển lãm của Viện nghiên cứu tình dục học diễn ra từ ngày 20.11.2014 đến ngày 13.9.2015 tại nhà triển lãm Wellcome Collection, London, Anh.
Khánh Linh (Theo The Guardian)