‘Marquez viết ra cái gì cũng đều là vàng ròng”
Câu chuyện văn hóa - Ngày đăng : 06:00, 22/05/2014
*Báo Washington Post: Bà học tiếng Tây Ban Nha từ khi nào?
Dịch giả Edith Grossman: - Tôi bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha từ hồi trung học, ở Philadelphia. Gia đình tôi không nói tiếng Tây Ban Nha.
*Bà trở thành dịch giả như thế nào?
Có một người bạn làm biên tập viên ở một tạp chí nhờ tôi dịch một tác phẩm của nhà văn người Argentina là Macedonio Fernandez. Khi tôi bảo tôi là nhà phê bình chứ không phải dịch giả, anh ấy nói: “Chị tự gọi mình là gì cũng được; chị cứ dịch đi”. Thế là tôi dịch, sau đó thì anh biết rồi đấy.
Ông ấy không can dự gì mấy vào quá trình dịch. Mặt khác, tôi thường chỉ tham khảo ý kiến tác giả khi đã hoàn thành bản dịch. Tôi dịch một cuốn tiểu thuyết thường mất sáu tháng, tùy theo nó dài bao nhiêu và khó đến đâu.
*Ông ấy có quy tắc nào dành cho các dịch giả muốn dịch tác phẩm của ông ấy không?
Ông ấy không thích những trạng từ kết thúc bằng -mente (trong tiếng Tây Ban Nha, tương đương với kết thúc bằng -ly trong tiếng Anh). Đôi khi tôi thấy mình cứ như một diễn viên uốn dẻo khi cứ phải cố tìm những cách khác để dịch.
Nhà văn Gabriel Garcia Marquez đang đọc lại một tác phẩm của mình |
Ông ấy viết ra cái gì cũng đều là vàng ròng. Dịch cuốn nào cũng tuyệt; tôi không thể nói cuốn nào khó nhất.
*Bà có tiếc rằng mình đã không dịch “Trăm năm cô đơn” không?
Có, dĩ nhiên, tôi ước gì mình đã dịch Trăm năm cô đơn. Tôi ước gì mình là người dịch bất cứ cái gì ông ấy viết.
*Bà có nói rằng dịch tức là tạo ra một văn bản tương đương từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác nhưng ấy là “viết lại văn bản đầu tiên”. Ý bà muốn nói gì?
Dịch có nghĩa là diễn đạt một ý tưởng hay một khái niệm bằng một cách hoàn toàn khác với cách ban đầu, bởi vì mỗi ngôn ngữ là một hệ thống riêng biệt. Cho nên, trên thực tế, khi tôi dịch một cuốn sách viết bằng tiếng Tây Ban Nha, thật ra là tôi đang viết một cuốn sách khác bằng tiếng Anh.
*Bà có cảm thấy mình phải "chui" vào trong đầu Marquez thì mới hiểu được ông ấy muốn truyền đạt điều gì hay không?
Tôi luôn luôn cảm thấy mình "chui" vào trong đầu một nhà văn bằng cách dịch tác phẩm của người đó và bắt đầu nhìn thấy thế giới qua cặp mắt của nhà văn. Tất cả những gì ta cần biết về tác giả đó đều nằm trong những gì người đó viết.
*Với tư cách người đọc, bà có thích nhất một cuốn nào của Marquez không?
*Bà có dịch cả cuốn hồi ký của ông ấy, “Sống để kể lại”. Dịch truyện và dịch hồi ký khác nhau ra sao?
Tôi dịch hồi ký không khác với dịch truyện. Ông ấy thường nói viết báo và viết văn là thuộc cùng một hệ, và ông ấy không phân biệt hai thứ đó một cách quá cứng nhắc.
*Bà nghĩ sao về cái danh xưng “hiện thực huyền ảo”? Nghĩ về tác phẩm của Marquez theo cách đó liệu có đúng không?
Tôi không cho rằng thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” có ích gì lắm. Mọi tác phẩm văn chương đều là những thứ “của giả làm như thật” sinh ra từ óc tưởng tượng và hư cấu phóng túng của nhà văn. Các thế giới hư cấu có thể sử dụng những yếu tố của thực tại, song chúng là sản phẩm của tâm trí một cá nhân.
*Bà còn dịch cả “Don Quixote” của Cervantes.
Khi Marquez nghe nói tôi sắp dịch Don Quixote, ông ấy nói: “Nghe bảo cô đang cắm sừng tôi bằng cách đi với Cervantes”. Hay tuyệt!
*Ai là những tiểu thuyết gia viết bằng tiếng Tây Ban Nha hiện nay mà bà khâm phục nhất?
Tôi rất thích tác phẩm của Santiago Roncagliolo, một nhà văn Peru hiện sống ở Barcelona.
*Khi đọc Marquez bằng tiếng Anh, độc giả tiếng Anh bị mất những gì? Cái gì bị mất đi trong quá trình dịch?