Quá nhiều người ăn theo, trục lợi tên tuổi Trịnh Công Sơn
Câu chuyện văn hóa - Ngày đăng : 13:16, 05/04/2015
Chân dung nhà thơ, nhà báo Thiên Hà |
Sau khi Trịnh Công Sơn mất, nhiều tư liệu về nhạc sĩ được công bố trên các phương tiện truyền thông. Vì sao ông không làm việc này?
- Tôi không muốn dựa hơi người nổi tiếng để trục lợi. Sau khi anh mất, rất nhiều hoạt động xung quanh anh được tổ chức bát nháo. Bằng hữu xưa thì ít, bè bạn mới sau này thì nhiều, chưa thân cũng không sơ, mạnh ai nấy “ăn theo” bằng nhiều cách. Có một vài ca sĩ chưa từng hát nhạc Trịnh Công Sơn, bỗng nhiên tự xưng nhạc Trịnh thích hợp nhất với giọng ca của mình. Rồi ca sĩ đó đứng ra tổ chức tưởng niệm anh rình rang. Nhiều người chỉ quen biết sơ sơ với Sơn qua vài lần giới thiệu cũng viết hồi ký, thêm mắm dậm muối rồi coi như ta đây là bạn thân, bạn chí cốt, nối khố với anh Trịnh Công Sơn.
Ông căn cứ vào đâu để đánh giá nhiều người "ăn theo" tên tuổi Trịnh Công Sơn?
Nhà thơ Thiên Hà (trái) tại nhà riêng - Ảnh: TV |
Vậy ông giải thích thế nào về việc một số ca sĩ tự nhận mình theo đuổi dòng nhạc Trịnh?
- Những năm cuối thập kỷ 60 đầu 70, chỉ có Khánh Ly là ca sĩ duy nhất theo đuổi nhạc Trịnh. Một số ca sĩ khác như Thanh Thúy, vừa hát nhạc của anh vừa sử dụng bài hát của những nhạc sĩ khác. Ngày đó, Trịnh Công Sơn cùng Khánh Ly thường biểu diễn ở quán Văn. Nói là quán cho oai, thực ra đó là mấy túp lều dựng tạm ở sân sau đại học Văn khoa Sài Gòn. Khi đó, Trịnh Công Sơn tâm sự với tôi: "Tình cờ, tôi gặp cô bé này nhỏ đang hát tại Đà Lạt. Thấy cô ấy có chất giọng phù hợp với dòng nhạc của mình nên tôi mời cô. Từ đó Khánh Ly chỉ hát nhạc tôi mà không hát nhạc ai khác”. Sau này, chính Khánh Ly cũng tâm sự, cô rất mê hát, nếu không, cô không đủ can đảm để đi hát với Trịnh Công Sơn mấy năm ròng không có “đồng xu cắc bạc” nào.
Theo ông, ngoài việc trục lợi, những cá nhân "ăn theo" tên tuổi Trịnh Công Sơn còn nhằm mục đích gì?
- Tôi biết, trước khi Trịnh Công Sơn mất, họ đơn giản chỉ là những người yêu nhạc Trịnh. Họ tìm đến gặp tác giả và xin chữ ký. Được nhạc sĩ tiếp môt vài lần, chưa thân thiện, chi sơ giao nhưng khi Sơn mất, họ có thể vênh váo ta đây là bạn thân, bạn chí cốt chí tình với nhạc sĩ. Lúc ấy, ai có thể chứng minh điều đó, ngoài người đã nằm xuống?
Nhà thơ, nhà báo Thiên Hà tên thật Dương Cao Thâm, sinh ngày 12/8/1941 tại Tân Duyệt, Đầm Dơi, Cà Mau. Làm thơ, viết văn, viết báo. Hội viên Hội Nhà Báo, huy chương Vì sự nghiệp báo chí. Trước 1975, ông làm thơ, viết văn, viết báo. Hòa bình lập lại, Thiên Hà cộng tác với Báo Tuổi Trẻ rồi về làm phóng viên cho báo Công an TP HCM. Ông khi nghỉ hưu năm 2003, hiện tại đang sinh sống tại Q.9.TP.HCM. Nhà thơ Thiên Hà có nhiều bài thơ được phổ thành ca khúc, tình khúc như Nhớ Nhau Hoài 1966, Gió Về Miền Xuôi 1967, Xa Dấu Ngựa Hồng 1970 (nhạc sĩ Anh Việt Thu); Áo Mới Ngày Xuân 1969, Tận Cùng Nỗi Nhớ 2008 (nhạc sĩ Song Ngọc); Chiều Hồ Lăk 2004, Đêm Lang Biang 2005 (nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên); Bài Ca M’Nông 2005 (nhạc sĩ Phạm Thư Sinh); Chiều Ghềnh Ráng 1999, Sài Gòn Nhớ Hà Nội 2001 (nhạc sĩ Vũ Trung).