Angelina Jolie gặp lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi

Điện ảnh - âm nhạc - Ngày đăng : 12:13, 03/08/2015

Mới đây, Angelina Jolie đã cùng bà đầm thép Aung San Suu Kyi tới thăm một nhà máy của các nữ công nhân tại Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar.
Trong ngày cuối cùng tại Myanmar, nữ diễn viên với tư cách là đặc phái viên của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn đã cùng lãnh tụ đối lập, nhà dân chủ Myanmar, Aung San Suu Kyi, tới thăm một nhà máy của các nữ công nhân tại Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar.
Angelina Jolie gap lanh tu doi lap Aung San Suu Kyi-hinh-anh-1
Angelina Jolie gặp lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi tại Myanmar.
Angelina Jolie gap lanh tu doi lap Aung San Suu Kyi-hinh-anh-2
 Họ đã cùng nhau tới thăm một nhà máy của các nữ công nhân tại Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar.

Theo đó, mục tiêu của cô, chính là để chứng kiến tận mắt cũng như để tìm hiểu về điều kiện làm việc và cuộc sống của họ. Hầu hết các phụ nữ quanh các khu công nghiệp ở Yangon đều sống trong những khu nhà rẻ tiền, luôn phải đối mặt với vấn đề bạo lực tình dục, buôn người và các vi phạm nhân quyền khác.

Được biết, Angelina Jolie và bà Aung San Suu Kyi vẫn giữ liên lạc với nhau kể từ lần gặp gỡ tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về chủ đề chấm dứt bạo động tình dục vào năm 2014. Jolie cũng nhà đồng sáng lập tổ chức Sáng kiến Ngăn chặn Bạo động Tình dục.

 “Thật xúc động khi được gặp những người còn sống sót sau nạn bạo lực tình dục ở bang Kachin”, Angelina Jolie nói trong tuyên bố.
Angelina Jolie gap lanh tu doi lap Aung San Suu Kyi-hinh-anh-3
 Từ một cô gái hư, Angelina Jolie hiện đang là bà hoàng của Hollywood.
Angelina Jolie gap lanh tu doi lap Aung San Suu Kyi-hinh-anh-4
Lãnh tụ đối lập, nhà dân chủ Myanmar, Aung San Suu Kyi.
Angelina Jolie gap lanh tu doi lap Aung San Suu Kyi-hinh-anh-5
Angelina Jolie và bà Aung San Suu Kyi vẫn giữ liên lạc với nhau kể từ lần gặp gỡ tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về chủ đề chấm dứt bạo động tình dục vào năm 2014.

Jolie đã tới Myanmar hôm 29.7, gặp gỡ Tổng thống Thein Sein ở thủ đô  Naypyidaw trước khi tới bang Kachin ở miền Bắc, nơi đã bị nội chiến tàn phá từ năm 2011, khiến 10.000 người vô gia cư. Đi cùng với Angelina Jolie trong chuyến đi lần này là con trai nuôi gốc Việt của nữ minh tinh nổi tiếng - Pax Thiên.

Ở đây, Jolie đã có cuộc gặp gỡ với đại diện cộng đồng thiểu số Hồi giáo Rohingya. Song cô  không thể tới thăm bang Rakhine phía tây, nơi có 100.000 người Rohingya đang phải sống trong tình trạng phân biệt đối xử.

Angelina Jolie gap lanh tu doi lap Aung San Suu Kyi-hinh-anh-6
Angelina Jolie gap lanh tu doi lap Aung San Suu Kyi-hinh-anh-7
Jolie đã có cuộc gặp gỡ với đại diện cộng đồng thiểu số Hồi giáo Rohingya tại bang Kachin.
Angelina Jolie gap lanh tu doi lap Aung San Suu Kyi-hinh-anh-8
 Song cô không thể tới thăm bang Rakhine phía tây, nơi có 100.000 người Rohingya đang phải sống trong tình trạng phân biệt đối xử.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, một nửa số người di cư Đông Nam Á trong những tháng gần đây là những người Hồi giáo Rohingya chạy trốn khỏi cuộc đàn áp ở Myanmar.

Jolie phát biểu: “Chuyến thăm này nhấn mạnh sự tổn thương của những phụ nữ và bé gái đang phải sống trong tình trạng các cuộc xung đột kéo dài, dẫn đến bạo lực tình dục, nạn buôn bán người và các vi phạm nhân quyền khác”.
Angelina Jolie gap lanh tu doi lap Aung San Suu Kyi-hinh-anh-10

Myanmar vẫn đang bị vây bủa bởi hàng chục cuộc nọi chiến ở các vùng biên giới. Quan đội nước này từ lâu đã bị cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, trong đó có cả bạo lực tình dục và cưỡng bức lao động.

Được biết, trước khi lên máy bay tới Myanmar, Angelina Jolie đã có một chuyến thăm ngắn tới Campuchia. Theo đó, cô đã có chuyến ghé thăm trung tâm bảo trợ trẻ em được đặt tên theo con trai Maddox Chivan Children s Center.
Angelina Jolie gap lanh tu doi lap Aung San Suu Kyi-hinh-anh-11
 Angelina Jolie bế bé Maddox trên tay năm 2003.

Tại đây, ngôi sao Hollywood nổi tiếng đã nhận lời sản xuất và đạo diễn bộ phim chuyển thể từ hồi ký chiến tranh của tác giả kiêm nhà hoạt động xã hội người Campuchia - Loung Ung. Bộ phim nói về cuộc sống của người dân Campuchia đặc biệt là trẻ em dưới thời Khmer Đỏ.

Bảo Toàn (Theo Dailymail)


Một Thế Giới