Chí Trung không được nhận danh hiệu NSND là vì thiếu huy chương
Câu chuyện văn hóa - Ngày đăng : 08:18, 25/06/2015
Đến NSƯT Chí Trung và NSƯT Minh Hằng, đang là biên chế của một nhà hát còn không đủ huy chương thì những nghệ sỹ tự do (nhưng nổi tiếng với nhiều đóng góp) thì lấy đâu ra môi trường để mà thi thố cho đủ huy chương.
NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam thành viên Hội đồng cấp Bộ xét tặng danh hiệu cho hay: "Xét tặng danh hiệu nghệ sỹ phải tính cả bốn tiêu chí: Trung thành với đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, được bạn nghề tôn trọng, phải có đủ huy chương, phải được khán giả mến mộ. Nhưng, Chí Trung và Minh Hằng không qua được vòng bỏ phiếu vì không đủ huy chương, cụ thể hơn là Chí Trung còn không kê khai số huy chương, đúng ra hội đồng cấp cơ sở đã phải gạt ra rồi. Chứ các tiêu chí còn lại, hai nghệ sỹ đều đáp ứng theo quy định. Khi trái Nghị định, Hội đồng có người đồng ý người không, nên anh ấy không đạt đủ số phiếu 90%. Tất cả dựa trên cơ sở của Hội đồng thôi. Bản thân tôi ủng hộ Chí Trung, dù không khai số huy chương trong hồ sơ nhưng anh ấy xứng đáng, tôi cũng đã có ý kiến ngay giữa Hội đồng nhưng số phiếu vẫn không đạt".
Còn nhớ, lần xét tặng danh hiệu thứ 7 vào năm 2011, NSƯT Quốc Anh cũng trượt danh hiệu NSND vì lí do là chưa đủ số năm trong biên chế. Cũng tương tự, ca sỹ Trọng Tấn và Anh Thơ cũng bị gạt hồ sơ vì thiếu mấy tháng trong số năm biên chế cần có nên đã không đạt danh hiệu NSƯT. Trường hợp của NSƯT Xuân Hinh còn lận đận hơn vì lí do được công bố chính thức là không đủ số phiếu.
Lúc đó, NSƯT Quốc Anh đã thốt lên: Giá người dân được bỏ phiếu. Danh hiệu là một động lực để người nghệ sỹ khi còn đang xuân sắc, đủ khả năng cống hiến thấy thêm động lực để làm nghề, chứ danh hiệu đến lúc đã già nua mới được vinh danh thì thật bẽ bàng.
Người viết bài này đã từng dự lễ truy tặng danh hiệu NSƯT cho nghệ sỹ Văn Hiệp. Thực sự là xót xa. Lúc còn sống, "ông trưởng thôn" đã có nhiều vai diễn đi vào lòng khán giả với 50 năm hoạt động nghệ thuật với gần 1.000 tác phẩm lớn nhỏ của sân khấu, truyền hình, điện ảnh. Sáu tháng sau khi mất, nhờ lá đơn với chữ ký của nhiều đồng nghiệp được gửi lên Chủ tịch nước. Hai tháng sau khi lá đơn được gửi đi, Bộ VH-TT&DL quyết định thành lập Hội đồng xét đặc cách truy tặng danh hiệu NSUT đối với cố nghệ sĩ Văn Hiệp.
Mới đây, sự ra đi của NSƯT Anh Dũng cũng khiến nhiều đồng nghiệp và khán giả thấy xót xa. Theo nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, hơn chục năm trước, vợ chồng NSƯT Phương Thanh-Anh Dũng cùng làm đơn xin xét tặng danh hiệu NSND. Cả hai đều đủ tiêu chuẩn nhưng đến vòng cuối thì không đạt vì những lí do riêng. Năm 2009, NSƯT Phương Thanh qua đời và cũng được tặng danh hiệu NSND sau đợt vận động của các đồng nghiệp.
Lúc đó, NSƯT Anh Dũng đã nhận danh hiệu thay người vợ quá cố. Còn với Anh Dũng, hồ sơ xin xét tặng danh hiệu NSND được làm vào lúc Anh Dũnq đang sống những ngày cuối cùng. Thậm chí, vì quá yếu, anh không thể ký vào đơn và đành phải điểm chỉ. Mọi người đều mong anh có thể trụ được tới cuối năm để có cơ hội nhận danh hiệu này. Và anh vẫn đang tiếp tục phải chờ trong lần xét duyệt sẽ được công bố vào tháng 9 tới đây.
Nếu đọc những tiêu chuẩn trong Nghị định số 89/2014/NĐ-CP quỵ định vé xét tặng NSND, NSƯT thì thấy, nghệ sĩ muốn được xét tặng danh hiệu NSND phải bảo đảm thời gian hoạt động chuyên nghiệp từ 20 năm trở lên, có ít nhất hai giải vàng quốc gia sau khi đạt danh hiệu NSƯT. Nghệ sĩ muốn được xét tặng danh hiệu NSUT phải có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên, có ít nhất hai giải vàng quốc gia hoặc một giải vàng và hai giải bạc quốc gia. Những tiêu chuẩn này thực sự vẫn có phần cứng nhắc và "làm khó" những người hoạt động nghệ thuật.
Bởi có nhiều nghệ sỹ, tài năng và cống hiến được công chúng ghi nhận, mến mộ nhưng vì một lí do nào đó/không tham gia hội diễn thì phải chịu thiệt thòi, "trắnq tay". Dân gian còn có câu “Thầy già, con hát trẻ", cái sự nhường vai chính của các nghệ sỹ lão luyện cho các nghệ sỹ trẻ là điều cần của sân khấu. Nhưng đó cũng là điều bất cập có thể khiến họ cả đời cũng không thể có được danh hiệu.
Đến NSƯT Chí Trung và NSƯT Minh Hằng, đang là biên chế của một nhà hát còn không đủ huy chương thì những nghệ sỹ tự do (nhưng nổi tiếng với nhiều đóng góp) thì lấy đâu ra môi trường để mà thi thố cho đủ huy chương. Với quy trình xét tặng hiện nay, nhiều nghệ sỹ cho hay, để đủ điều kiện đạt được danh hiệu NSƯT, họ đã ngót 40 tuổi. Và ở tuổi 40, ít người hào hứng và đủ dũng cảm đi thi để có thêm tận hai huy chương vàng nữa cho lần xét tặng NSND sau đó.
Mà hội diễn thì vài năm mới tổ chức một lần, mỗi khu vực cũng chỉ có một huy chương vàng. Thế nên mới có những câu chuyện cười ra nước mắt, khi ở nhiều nhà hát, với mục đích sưu tập cho đủ huy chương để đủ điều kiện xét tặng danh hiệu, các nghệ sỹ già quyết không nhường cơ hội đi thi cho thế hệ trẻ. Rồi thế mới có chuyện, những nàng công chúa, nàng sơn nữ, chàng hoàng tử cố nhí nhảnh, trẻ trung trên sân khấu mà vết chân chim đa đầy đuôi mắt.
Nên chăng, bên cạnh sự áp dụng đúng theo Nghị định, cần có một cách thức mở cho các hội đồng để có những trường hợp đặc cách. Bởi trước đây, Tường Vy, Thanh Huyền, Mai Khanh, Quý Dương, Trần Hiếu, Thu Hiển,Thanh Hoa... sau khi đạt NSƯT, không có người nào đoạt huy chương nhưng vẫn được phong tặng NSND vì được sự ghi nhận của nhân dân.
Công chúng khi đọc những cái tên nghệ sỹ trượt danh hiệu hay phải nhờ tới đặc cách với nhận được danh hiệu thấy buồn. Bởi dù huy chương, giải thưởng đúng là một cơ sở để chứng minh tài năng của người nghệ sĩ nhưng không thể lấy đồ là yếu tố quyết định để khẳng định vị thế nghệ thuật của họ.
Một trường hợp nữa là của NSƯT Tuệ Minh (Hãng phim truyện Việt), bà ốm yếu phải nằm liệt giường hơn một năm nay nên việc giao tiếp với người ngoài cũng trở nên khó khăn. Nghệ sĩ Tuệ Minh có những vai diễn để lại nhiều dấu ấn trong các bộ phim như: "Chuyện vợ chồng anh Lực" "Vĩ tuyến 17 - ngày và đêm" "Độ dốc" "Em bé Hà Nội ; "Ngày lễ Thánh ; "Cô gái và anh lái xe", "Ngọn đèn trong mơ". Bà cũng được phong danh hiệu NSƯT từ những đợt đầu tiên. Hãng phim truyện Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Hội đồng cấp Bộ xét tặng danh hiệu NSND cho bà, nhưng lần nào cũng không đủ phiếu.
Đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 7 năm 2011 bà cũng không có tên trong danh sách xét tặng NSND. Theo quy trình, để có đủ tiêu chuẩn làm hồ sơ xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND đã khó, nhưng nếu đủ cũng chưa hẳn nghệ sĩ đó đã chắc chắn 100% có được danh hiệu xứng đáng. Bởi theo quy định, nghệ sỹ được đề nghị xét tặng danh hiệu NSUT, NSND phải đạt ít nhất 3/4 số phiếu bầu đồng ý của tổng số thành viên. Điều này cũng là một rào cản không phải ai cũng dễ vượt qua. Cái "rào cản" này cũng dễ lí giải bởi các tiêu chí kiểu: Được bạn nghề tôn trọng, phải được khán giả mến mộ nó mông lung quá.
Tôn vinh sự đóng góp khác với thi thố. Nghệ sĩ cống hiến không phải là thí sinh. Nếu làm nghệ sĩ chỉ có mục đích duy nhất là đi hội diễn gom huy chương thì thật thảm họa. Rồi không ít những nghệ sĩ được nhiều huy chương vàng hoặc bạc nhưng khán giả chẳng biết là ai. Bởi huy chương chỉ gói gọn trong một hội diễn với số lượng khán giả rất ít đương nhiên sức lan tỏa là không có. Nhiều nghệ sĩ đã thuộc về nhân dân, được nhân dân công nhận nhưng cả đời xét lên xét xuống vẫn không đủ phiếu. Xin kết bằng câu nói của nghệ sỹ Giang Còi: "Một đời làm nghề, vẫn biết sự phong tặng, sự tin yêu của công chúng mới là đáng giá nhất, nhưng nếu lời động viên, sự ghi nhận đến kịp thời, tôi tin nghệ sĩ sẽ có thêm động lực hơn mà tận hiến. Và sự phong danh hãy để nó thực sự là một hành động tri ân, mang tới niềm vui thực sự hơn là cách làm để báo cáo, để an lòng người sống”.
Nam Dương/ Pháp luật & Xã hội