Bán vé xem bóng đá cũng phải có IQ cao?
Thể thao - Ngày đăng : 13:15, 01/09/2014
Bán vé xem bóng đá theo phong cách dã chiế với một người vừa ôm giữ vé, xé vé, lấy tiền và thối tiến trên một chiếc bàn đặt ngoài phố trong khi hàng trăm người xếp hàng (ảnh Hoàng Minh-Zing) |
Đàn ông, thanh niên chen chân không nổi để chờ đến lượt mua vé nhưng người phụ nữ áo đỏ lại có cả xấp vé để chào mời (ảnh Hoàng Minh-Zing) |
Ngày hôm sau (31.8), TTK Lê Hoài Anh phải ký 2 công văn gửi cho hai đơn vị là công ty Con Kiến và Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình (2 đơn vị VFF ủy quyền bán vé) đề nghị chấn chỉnh việc bán vé giải U.19 ĐNÁ mở rộng.
Tất nhiên, công văn VFF là chuyện của công văn còn thực tế vé có đến tay người hâm mộ nhanh chóng, thuận tiện và tình trạng vé chợ đen là chuyện mà CĐV “không biết ngỏ cùng ai”.
2.Bán vé xem bóng đá thực sự có phải là công việc khó đến như vậy hay không? Hay bán vé bóng đá phải đòi hỏi phải có “trí tuệ và chỉ số IQ cao” mới làm được? Những câu hỏi này xin gửi cho VFF, nơi có đội ngũ điều hành và chuyên gia sở hữu những tấm bằng tiến sỹ, thạc sỹ về quản lý thể thao cũng như kinh nghiệm đầy mình khi lăn lộn với bóng đá,
Gồng mình ngồi dưới trời nắng đổ lửa để mua vé trận ĐTVN - Olympic Brazil vào tháng 8.2008 (ảnh vietnamnet) |
Chuyện sốt vé xem tuyển U.19 Việt Nam thực ra đâu phải VFF không được dự báo trước. Một loạt các giải đấu trước của thầy trò HLV Guillaume Greachen như giải Tứ hùng TPHCM, giải Hassanal Bolkiah Trophy ở Brunei đều thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo chí, người hâm mộ cả nước.
Tiếp đến, đây cũng không phải là lần đầu chuyện sốt vé xem bóng đá xảy ra ở Hà Nội. Kể từ khi AFF Cup quy định thi đấu bán kết, chung kết theo thể thức đi-về thì trình trạng sốt vé, đầu cơ vé đã diễn ra lần đầu vào tháng 1.2007 khi ĐTVN gặp Thái Lan ở AFF Cup 2007.
Tiếp đến là trận giao hữu giữa ĐTVN và Olympic Brazil tại sân Mỹ Đình vào tháng 8.2008 phải nói là diễn ra “thảm cảnh mua vé” khi ta rồng rắn xếp hàng, chen lấy, chầu chực và thậm chí dẫm đạp lên nhau đến ngất xỉu để có tấm vé.
Chen lấn nghẹt thở xếp hàng ở cổng sân Mỹ Đình để mua vé xem Arsenal hồi tháng 7.2013 |
Chưa dừng ở đó, cuối năm 2008 khi ĐTVN giành quyền vào bán kết AFF Cup (gặp Singapore) và chung kết (gặp Thái Lan) tại sân Mỹ Đình thì “thảm cảnh mua vé” như trận Olympic Brazil tiếp tục tái diễn. Cứ như vậy, hễ có trận đấu nào hấp dẫn liên quan đến ĐTVN là chuyện bi-hài quanh chiếc vé lại xảy ra như cơm bữa khiến bao nhiêu người bức xúc không kể xiết, mới năm ngoái là trận ĐTVN – Arrsenal vào tháng 7. Đỉnh điểm chuyện bức xúc vẫn là chuyện dân phe vé không rõ từ nguồn nào, ở đâu lại có rất nhiều vé để bán chênh lệch trong khi người có nhu cầu thật thì khổ sở trăm đường.
Chỉ nội có chuyện bán vé xem bóng đá thôi mà bao lần VFF rút hoài "sợi dây kinh nghiệm” vẫn trầy trật, không rõ dưới sự lèo lái của VFF nền bóng đá Việt cất cánh tới đâu (?!)
Bàn Thành