Câu chuyện đáng suy ngẫm: Lòng tự tôn của người nghèo
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 14:00, 28/09/2015
Người nghèo không phải ý chí của họ đều nghèo, người nghèo cũng có tự tôn của họ!
Hôm đó, có một em nữ sinh đến gõ cửa nhà tôi, đi cùng em là một người đàn ông trung niên với làn da đen sạm hằn rõ nỗi vất vả trên khuôn mặt. Tôi đoán người đàn ông là bố của em học sinh đó. Cô bé là học sinh của chồng tôi. Hai bố con họ bước vào phòng và rụt rè ngồi xuống ghế. Người bố nói: “Hôm nay tôi lên xem tình hình chỗ ở, tình hình học hành của con gái thế nào, tiện thể đem lên mười mấy quả trứng biếu gia đình thầy. Ở quê nông thôn cũng không có gì cả, chút lòng thành của tôi mong gia đình thầy nhận cho tôi vui!”.
Nói xong, người bố liền hạ chiếc túi vải đang đeo trên lưng xuống và lấy từng quả trứng ra để trong một chiếc túi đựng rất nhiều trấu. Động tác của ông rất nhẹ nhàng, cẩn thận để cho trứng không bị vỡ.
Tôi nhận quà của họ và đề nghị: “Giờ cũng đến bữa trưa rồi, mời hai bố con lại dùng bữa với hai vợ chồng tôi cho vui nhé!”. Hai bố con từ chối, sống chết thế nào cũng không chịu ở lại, mãi sau tôi phải nhờ chồng dùng sự uy nghiêm của thầy giáo mới giữ được họ ở lại. Lúc ăn cơm, hai bố con họ vẫn rất e dè và không thoải mái.
Lúc tiễn hai bố con họ ra về, người bố tỏ vẻ băn khoăn và hỏi tôi: “Tại sao chỉ vì mười mấy quả trứng mà cô lại phải cúi người xuống nhận, lại còn mời cha con tôi ở lại ăn cơm nữa?” Tôi mỉm cười trả lời: “Bởi hai cha con bác đáng được nhận những điều đó”. Có nhiều thứ đối với một người không là gì nhưng lại là bảo vật đối với người khác.
Nhớ lại, mùa hè năm đó, khi tôi mới 10 tuổi, tôi đi theo cha đến một bưu cục ở thị trấn nhỏ cách nhà tôi chừng 5km, trên vai tôi vác một chiếc túi vải đựng 7 quả lên vừa mới hái trong vườn. Cây lê này cha tôi trồng đã được 3 năm nhưng năm nay là năm đầu tiên nó ra quả và ra đúng được 7 quả này. Em gái tôi vô cùng thích thú, hàng ngày mong ngóng nó lớn lên, nhưng tối hôm đó, số quả lê trên cây đã bị cha hái đi mất.
Nó khóc và bị bố quát: “Bố có việc nên phải hái nó đi đấy!” Bưu cục sớm đã tan tầm, người trực điện thoại là một người họ hàng xa của gia đình tôi, tôi phải gọi người ấy là dì. Lúc đến nhà dì, cả nhà đang ăn cơm cũng không mời cha con tôi một tiếng, cha tôi nói về ý định đến đây, dì chỉ ừ một tiếng rồi ăn cơm tiếp.
Hai cha con tôi đứng bên ngoài đợi, đợi đến lúc dì ăn cơm xong, dì đánh răng rửa mặt rồi ngồi duỗi chân nói: “Cứ đưa số điện thoại cho tôi rồi đứng đó mà đợi, tôi đi gọi xem có thông không đã!”.
Thái độ của dì khinh khỉnh, tôi nhớ mãi vẻ mặt của dì lúc đó. Khoảng 10 phút sau, dì trở ra nói: “Gọi được rồi, tôi cũng đã nói rõ luôn rồi đấy, hết năm nghìn tiền điện thoại”. Cha tôi vội vàng sờ sờ túi quần lấy tiền ra và bảo tôi lấy mấy quả lê ra. Nhưng không ngờ, dì tôi xua tay và nói: “Không! Không cần! Nhà tôi còn đầy, lợn nó còn không thèm ăn ấy chứ!...”
Trên đường về nhà, tôi ôm chiếc túi đi theo sau và khóc suốt chặng đường về nhà. Chỉ vì chúng tôi nghèo khó mà tình thân máu mủ cũng bị khinh rẻ, cũng bởi vì nghèo mà chúng tôi không có chút tự tôn nào trong mắt người giàu. Từ đó về sau, hình ảnh bà dì xua tay và câu nói của dì luôn hằn sâu trong lòng tôi và tôi luôn tự nhủ mình không bao giờ được làm như vậy.
Tôi tin rằng, bữa cơm hôm nay tôi có thể xóa bỏ đi khoảng cách về sự mặc cảm thân phận trong hai cha con họ. Sức mạnh của tình yêu thương luôn luôn lớn hơn sức mạnh của sự tổn thương. Người nghèo không phải ý chí của họ đều nghèo, người nghèo cũng có tự tôn của họ! Dù thế nào chúng ta cũng cần phải tôn trọng lẫn nhau!
Thu Hương
>> Kỳ 37: Chu Ân Lai trăn trối những gì với ... Khmer Đỏ?
>> Đi mổ sạn thận bị cắt tứ chi: chi 60 triệu đồng để mua im lặng?
>> Sang Nhật, ông Lê Thụy Hải té ngửa khi biết chân dung HLV Miura
>> Kỳ 39: Hoàng Sa trước “cái bắt tay tội lỗi” giữa Mao Trạch Đông và Nixon
>> Kỳ 3 - Ông thầy tướng số “bí ẩn” sau lưng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ>> Phạm Xuân Ẩn “buồn nhất là cấp trên không cho lấy vợ Mỹ“
>> Tường trình của phóng viên giả gái làng chơi lọt vào động quỉ
>> Đại gia Myanmar xuất chiêu, bầu Đức choáng toàn tập