Phụ nữ ở đâu đau khổ nhất thế giới?
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 22:00, 06/05/2015
Sau đây là danh sách 10 quốc gia đối xử tồi tệ nhất với phụ nữ:
Cuộc xâm lược để "giải phóng" Iraq khỏi tay Saddam Hussain đã khiến nơi này trở thành địa ngục trần gian của rất nhiều phụ nữ và các bé gái. Từ một nước có tỷ lệ người dân biết chữ cao nhất trong số các quốc gia A rập, giờ đây Iraq lại nằm trong số các quốc gia có ít người biết chữ nhất. |
Ở Pakistan, phụ nữ trở thành nạn nhân của bạo lực và lạm dụng mà không hề được pháp luật bảo vệ. Chỉ riêng năm ngoái, đã có hơn 1.000 phụ nữ và bé gái Pakistan trở thành nạn nhân của tập tục giết người vì danh dự. Tập tục này ngày càng phát triển rộng rãi và nhắm vào các nữ chính trị gia, những phụ nữ kêu gọi quyền con người và các nữ luật sư. Theo thống kê, có tới 90% phụ nữ Pakistan từng phải chịu bạo lực gia đình và 82% phụ nữ kiếm được ít tiền hơn nam giới. |
Ở Ấn Độ, có tới 39% số người nhiễm HIV là phụ nữ. Bên cạnh đó, vấn nạn bạo lực gia đình cũng ngày càng tăng cao khi có tới 70% phụ nữ Ấn Độ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Ở đất nước này, trung bình cứ 3 phút lại có 1 hành vi gây hại cho phụ nữ, cứ 29 phút thì xảy ra 1 vụ cưỡng hiếp và cứ 9 phút thì xảy ra 1 vụ án do chồng hoặc họ hàng của nạn nhân gây ra. Chỉ trong thế kỷ qua, đã có tới 50 triệu bé gái và thai nhi bị sát hại; 100 triệu phụ nữ là nạn nhân của nạn buôn người và 44,5% nữ giới phải kết hôn trước 18 tuổi. |
Chiến tranh ở Mogadishu, thủ đô Somali đã khiến phụ nữ trở thành đối tượng bị tấn công. Có đến 95% bé gái từ 4-11 tuổi bị cắt bỏ bộ phận sinh dục và chỉ có 9% phụ nữ được sinh con trong các cơ sở y tế. |
Ở Mali, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, chỉ có một số ít phụ nữ tránh được nỗi đau từ việc cắt bỏ bộ phận sinh dục. Rất nhiều phụ nữ Mali bị ép phải tảo hôn và có tới 10% phụ nữ qua đời trong thời gian mang thai và sinh con. |
Những người phụ nữ nghèo thuộc tầng lớp dưới của Guatemala phải đối mặt với nạn bạo lực gia đình, cưỡng hiếp và có tỷ lệ mắc HIV/AIDS cao thứ 2 trên thế giới. |
Nạn bắt cóc, cưỡng hiếp và ép phải di cư đã khiến hơn 1 triệu phụ nữ Sudan thiệt mạng kể từ năm 2003. |
Ở miền Đông Congo, chiến tranh đã khiến hơn 3 triệu người thiệt mạng, trong đó phần lớn là phụ nữ. Rất nhiều phụ nữ đã trở thành nạn nhân trực tiếp của phe gây chiến tranh và lực lượng dân quân. Có tới 1.100 phụ nữ bị cưỡng hiếp mỗi ngày và 57% phụ nữ bị thiếu máu khi mang thai. Bên cạnh đó, phụ nữ Congo còn không được phép ký bất cứ văn bản luật pháp nào nếu không được chồng cho phép. |
Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Afghanistan chỉ là 45. Trải qua 3 thập kỷ chiến tranh kéo dài liên miên, số phụ nữ mù chữ ở Afghanistan là vô cùng lớn. Các bé gái không được khuyến khích đi học và thậm chí các nạn nhân bị cưỡng hiếp còn bị ép phải lấy người đã tấn công họ. Theo thống kê, có tới hơn 50% phụ nữ Afghanistan phải lấy chồng khi chưa đủ 16 tuổi, 85% phụ nữ sinh con trong hoàn cảnh không được hỗ trợ y tế và trung bình cứ mỗi 30 phút lại có 1 phụ nữ tử vong khi sinh con. |
Phụ nữ sống ở Chad hầu như không có bất cứ quyền lợi nào. Họ thường phải chịu các cuộc hôn nhân sắp đặt và có không ít em nhỏ phải lấy chồng khi mới 11, 12 tuổi. Phụ nữ Sudan sống ở các trại tị nạn ở Chad thường xuyên phải đối mặt với nạn cưỡng hiếp và bạo lực thường xuyên. Ở ngoài khu vực trại tị nạn, phụ nữ sẽ phải chịu sự bạo hành từ kẻ cướp, các thành viên của phe đối lập và cả lực lượng an ninh Chad. |