Trang Hạ: Nên nhìn lại bản thân trước khi mở lời đường mật

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 07:51, 02/05/2015

Bàn về hiện tượng nhiều ông chồng “ngã ngửa”, thậm chí ‘tụt huyết áp” khi nhận tin nhắn “em yêu anh” từ’ vợ mình, nhà văn Trang Hạ cho biết: “Tôi không hề bất ngờ về điều này. Thậm chí, các ông chồng nếu xem vợ mình bị điên hay thậm chí đặt vợ vào vòng nghi vấn về sự phản bội cũng không phải chuyện lạ”.

Trước trào lưu nhắn tin “em yêu anh” rộ lên trong thời gian qua khiến không ít người tham gia phải nhận trái đắng, rất nhiều chuyên gia cảm thấy bất ngờ. Tuy nhiên với nhà văn Trang Hạ thì đó là điều bình thường. Bởi, theo nữ nhà văn này, trào lưu nhắn tin “em yêu anh” là biểu hiện của một sự méo mó trong suy nghĩ và hành vi của không ít người khi tham gia vào trò chơi này thời gian qua.

“Mọi nguời coi trào lưu tin nhăn “em yêu anh” là chuyện vui, điều thú vị nhưng tôi đánh giá đó là chuyện bình thuờng. Bởi, chắc chắn những người tham gia vào trào lưu trên không thực sự quan tâm, chăm sóc nhau. Họ chưa có đủ tình yêu thương với những người bên cạnh mình. Tôi nghĩ rằng, nếu bình thường, gia đình đã tràn ngập yêu thương thì cả người nhắn tin và người nhận tin đều coi như chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Ta phải đặt câu hỏi, tại sao có một người vợ nhắn tin yêu thương lại bị chồng phản ứng thái quá như vậy. Bởi theo tôi những lời đó nó quá cách xa với thực tế đời sống tình cảm hàng ngày của chính họ” - nhà văn Trang Hạ nhận định.

Đồng quan điểm với nhà văn Trang Hạ, nhiều chuyên gia khi được hỏi về vấn đề này cũng cho rằng, không ít người tham gia vào trào lưu coi những lời nói yêu thương là một trò a dua theo đám đông, một thú vui nhất thời, chứ không phải mục tiêu của họ là mang lại tình cảm cho người khác. Chính vì vậy cái mà họ nhận được là sự phản ứng dữ dội từ người nhận tin nhắn là điều đương nhiên.

Trào lưu nhắn tin yêu thương này được liên tưởng với phong trào “cưỡi lưng biểu lộ tình yêu” cách đây ba, bốn năm trước. Đó là lúc làn sáng phim Hàn Quốc tràn vào Việt Nam. có rất nhiều cô gái đã bắt người yêu mình phải cõng trên lưng, lang thang trên đuờng thì mới được coi là tình yêu đích thực. Cái mốt đó dường như không phù hợp với văn hóa Việt Nam khiến “người trong cuộc” cũng phải đỏ mặt. Vì thế, trào lưu này chỉ tồn tại mộ thời gian rồi bị tẩy chay, chết yểu.
Theo Đời sống & Pháp Luật

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi chạy theo trào lưu

Theo nhà văn Trang Hạ, các bạn trẻ trước khi chạy theo một trào lưu nào đó hãy cân nhắc thật cẩn trọng. Bản thân mình có phù hợp với trào lưu đó không việc ấy có hủy hoại quá khứ và tương lai của mình hay không. Thực tế từ xưa đến nay nếu bạn nói ít làm nhiều thì cũng không cần thiết nói lời yêu thương chót lưỡi đầu môi.

Một Thế Giới