Đại gia mua dâm người mẫu: Có gan chơi không có gan chịu
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 08:51, 19/04/2015
Khi vụ các người mẫu bán dâm được bung ra, tên tuổi hoàn cảnh của họ được công khai nhắc đi nhắc lại, bình phẩm rồi bàn tán. Trong khi đó, tên các đại gia mua dâm người mẫu thường bị giấu bặt, hiếm khi lộ lấy một cái hình.
Nhiều bạn đọc đã thắc mắc nhưng một lần nữa tên họ đầy đủ của những đại gia mua dâm người mẫu đó lại không được đưa ra.
Đường dây bán dâm người mẫu bị phát hiện thì ngày càng nhiều, với số lượng đối tượng tham gia ngày càng lớn. Có nhiều người bình luận rằng cô Y., cô X. như thế sao có giá đến ngàn đô?...
Xin thưa, một khi nhu cầu đã cần thì giá nào người ta cũng có thể mua.
Cung cầu là quy luật của thị trường, giao dịch bao giờ cũng phải có bên mua và bên bán. Đây là một giao dịch, nó trái luật, nhưng tại sao bên bán bị đè ra công khai còn bên mua thì chẳng lòi ra một thông tin nào?
Mà giá ngàn đô thì chỉ có đại gia mới trả nổi chứ dân văn phòng thường thường bậc trung sao mà "đụng" đến. Mà biết đâu cũng nhờ có hơn ngàn đô nên các đại gia có thể mua cả sự biến mất tên họ trên mặt báo?
Người viết bài này không bênh vực kẻ bán dâm về mặt hành vi. Họ là các cô gái ỷ có chút dáng vóc, chút sắc chút hương mà không muốn lao động bằng công ăn việc làm hợp pháp mà vẫn nhanh có tiền. Họ chọn cái cách này với lời lý giải do số phận đưa đẩy.
Chẳng có số phận nào đẩy các cô gái đến bán dâm, trừ khi bị bắt cóc bị lừa gạt buôn người. Ở đây chỉ có sự lười lao động chân chính mà thôi.
Nhưng có một bài viết lại vin vào lời khai của các người mẫu bán dâm mà mắng rằng các cô lấy ngàn đô còn giả ngây ngô.
Tác gia nổi tiếng với cuốn Đắc Nhân Tâm đã nói rằng: Kẻ phạm tội, dù là nam hay nữ, dù nặng hay nhẹ thì khi đã bị bắt bị luận tội họ vẫn chối như thường. Các cô người mẫu này cũng thế.
Còn các đại gia mua dâm để mua vui, họ có sức chơi mà không có sức chịu. Họ để cho các cô người mẫu kia hứng chịu toàn bộ búa rìu dư luận. Mà chính những người viết báo không chân chính đã tiếp tay.
Nói cách khác, đó là một sự đối xử bất công ngang nhiên trong xã hội hiện đại mà nữ giới tại Việt Nam chưa thể phản bác lại.
Vì sao? Vì cái tư tưởng trọng nam khinh nữ nó vẫn còn ăn sâu trong máu của nhiều người, từ lời ăn tiếng nói cho đến cách cư xử hằng ngày.
Khi người chồng ngoại tình, người ta thường khuyên người vợ bỏ qua vì hạnh phúc gia đình. Thêm nữa, họ xấu miệng bảo người vợ phải "sao đó" thì chồng mới thế...
Khi phụ nữ bị cưỡng bức, đa phần họ không tố cáo mà chọn cách im lặng vì sợ dư luận dèm pha mang tiếng xấu...
Tôi từng có một nam đồng nghiệp học rộng tài cao nhất quyết đòi bộ phận kỹ thuật dùng Photoshop làm mờ mặt những người đàn ông đang ngồi nhậu, trong một bức ảnh minh họa bài viết về các cô gái trẻ làm nghề tiếp thị bia.
Lý do anh ta đưa ra là: "Nhìn nó kỳ quá!".
Tôi bảo: "Nếu đã che mặt những người đàn ông đó lại thì cũng phải che mặt các cô gái đang tiếp thị bia bên cạnh. Vậy mới công bằng. Đàn ông có sức ăn nhậu phải có sức chịu chứ!".
Anh ta im lặng. Cuộc tranh luận kết thúc và hình ảnh vẫn được giữ như bình thường.
Vậy đấy, để đòi được sự công bằng ngay cả trong cách cư xử hằng cuộc sống hằng ngày, phụ nữ phải hiểu được mình có quyền lợi gì để can đảm giữ lấy, nhưng không được phạm pháp và làm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Maketa Hoichi