Câu chuyện thú vị đằng sau những chiếc áo len

Phong cách - lối sống - Ngày đăng : 10:00, 03/03/2014

Len hoặc dệt kim là chất liệu không thể thiếu trong các BST Thu Đông. Tuy nhiên, trang phục này cũng có một quá trình "tiến hóa" thú vị. Đó là cả một câu chuyện dài về sức sống và cũng như sự thay đổi của len trong ngành thời trang.
Theo các nhà sử học, đan len đã ra đời từ rất lâu. Một vài bằng chứng đã cho thấy việc đan len đã manh nha xuất hiện ở Ai Cập từ thế kỷ thứ XI. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều chứng tích của hàng dệt thoi hơn, nhưng có vẻ như việc đan len đã ra đời trước dệt.
Đan len dưới cái nhìn nghệ thuật
Trong thế giới thời trang thì đến tận những năm 1920, những chiếc áo len mới bắt đầu được phổ biến rộng rãi và có chỗ đứng chính thức. Nhưng chúng ta vẫn có thể thấy hình ảnh của những chiếc áo len và nghề đan len trong các thời kì trước thấp thoáng trong cách tác phẩm nghệ thuật.
Với hội họa, một bức tranh thế kỷ mười bốn của Bertram von Minden cho thấy Đức Trinh Nữ Maria đang hoàn thiện việc đan một chiếc áo ngắn tay màu hồng. Có rất nhiều bức tranh thế kỷ mười tám và đầu thế kỷ XIX – XVII cho thấy người phụ nữ trong trang phục nông dân đan len trong khi đang đứng.
Vì không đòi hỏi sức mạnh thể chất, đan len có thể làm ở mọi lứa tuổi. “Young Knitter Asleep“, một bức tranh của họa sĩ người Pháp thế kỷ XVIII Jean-Baptiste Greuze (1725 - 1805) cho thấy một cô gái nhỏ, khoảng bảy tuổi đã ngủ gật khi làm công việc đơn điệu này.
Cau chuyen thu vi dang sau nhung chiec ao len
Bức họa năm 1869 của họa sĩ William Adolphe Bouguereau mang tên Cô gái đan len 
Trong văn học thế kỷ 19, thường có khuôn mẫu ngầm trong hình tượng nhân vật. Đó là phụ nữ tốt đan và phụ nữ xấu thì làm những công việc ưa thích khác. Trong tiểu thuyết của nhà văn Jane Austen “Emma ,” cô gái ngoan Jane Fairfax rất ngưỡn mộ bà dì của cô, vốn là một tay đan chuyên nghiệp. Hester trong “The Scarlet Letter ” của Hawthorne là một người mẹ đơn thân lấy nghề đan và khâu vá làm công việc kiếm sống.
Mặt khác, nữ anh hùng Becky Sharp trong tiểu thuyết Hội chợ phù hoa của Thackeray đã lấy nghệ thuật đan tuyệt hảo của mình để thể hiện những ngón tay dài trắng muốt và qua đó quyến rũ Josiah Sedley. Trong kiệt tác Anna Karenina của Lev Tolstoy, người vợ trung thành và đáng yêu của Levin, Kitty vừa đan vừa chăm sóc cho đứa criminal đầu lòng của mình.

Áo len trong lịch sử thời trang

Vào những 1920, sự phổ biến của hàng dệt kim gia tăng thế giới thời trang phương Tây. Hàng dệt kim, đặc biệt là áo len, áo chui đầu trở thành mộ món hàng might mặc thiết yếu might mặc đối với nam giới, phụ nữ và trẻ em, không phải một món đồ thời trang cao cấp. Áo len trắng với các sọc màu (câu lạc bộ màu sắc) trong cổ áo trở nên phổ biến cho quần vợt và cricket.
Cau chuyen thu vi dang sau nhung chiec ao len
Những chiếc áo len phổ biến những năm 1920
Tất cả đã thay đổi với các nhà mốt Patou và Chanel trong những năm 1920, Schiaparelli vào những năm 1930. Năm 1933, Pringle of Scotland đã làm áo len thời trang từ chất liệu cashmere (một loại áo len mỏng nhẹ những rất ấm được làm từ lông dê) và giới thiệu, phổ biến tới người tiêu dùng ngay sau đó.
Điều này thôi thúc Hollywood cho ngôi sao của họ diện áo len. Người mặc nó lần đầu tiên trên màn bạc năm 1937 là Lana Turner trong một chiếc áo len bó chặt. Trào lưu mặc áo len với các cô gái lập tức lan truyền mạnh mẽ.
Cau chuyen thu vi dang sau nhung chiec ao len
 Diễn viên Lana Turner (người sau này được mệnh danh là sweater girl-cô gái áo len) là người đầu tiên đưa áo len đến với màn ảnh và tạo nên trào lưu thời trang mới.
Năm 1940, nhà thiết kế người Mỹ Claire Potter giới thiệu áo len mặc buổi tối trong bộ sưu tập của mình. Một năm sau, Mainbocher tiếp nối ra mắt chiếc áo lót len pha cashmere của Anh dành mặc buổi tối. Đôi khi chất liệu len được dùng để tô điểm cho chiếc váy thêm ấn tượng với màu sắc phù hợp với phần chất liệu chính. Len bắt đầu được đính thêm hạt, sequins, đinh tán kim loại và vải trang trí. Điều này là điểm khởi đầu cho xu hướng áo len trang trí thịnh hành vào năm 1960.
Cau chuyen thu vi dang sau nhung chiec ao len
Những chiếc áo len mặc buổi tối thanh lịch, yêu kiều của các quý cô những năm 1940 
Áo len là một trang phục buổi tối quan trọng của vào những năm 1950 trong tủ quần áo. Những chiếc áo len như một nơi triển lãm nhiều loại phụ kiện trang trí khác nhau như: sequins, thêu, đính, ren, hạt, đá quý và viền cổ áo lông thú rất lớn.
Cau chuyen thu vi dang sau nhung chiec ao len
Áo len là một trang phục buổi tối quan trọng của vào những năm 1950 trong tủ quần áo. Những chiếc áo len như một nơi triển lãm nhiều loại phụ kiện trang sức của các quý cô 50′s. 
Áo len cashmere cũng đã trở nên rất phổ biến thời gian này. Một bộ đôi ăn ý mà các phụ nữ ưa chuộng là một áo thun, không tay hoặc ngắn tay kết hợp cùng một chiếc áo len cashmere khoác ngoài. Đôi khi hai phần tương phản màu sắc để tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Áo len thường có viền cổ bằng gắn hạt ngọc để bổ sung cho các chuỗi ngọc trai mà nhiều phụ nữ thường đeo kèm.
Cau chuyen thu vi dang sau nhung chiec ao len
 Những chiếc áo len cashmere mỏng, dáng ôm, ngắn tay, mặc cùng chân váy xòe là trang phục dành cho buổi tối ưa thích của các quý cô thời kỳ này.
Từ những năm 1940 và vào năm 1950, cô gái tuổi teen ưa thích mặc kiểu áo len cài khuy phía sau. Cô gái học đại học của thời kỳ này đã chọn mua áo len như một phần quan trọng trong tủ đồ thời trang giảng đường của họ.
Áo len cashmere được dệt không chỉ với màu trơn đáng yêu, dễ mặc mà dần dần cũng được thiết kế những họa tiết bắt mắt như hoa, bướm,… Những chi tiết đẹp thường xuất hiện ở cổ áo, phù hợp với khuy cài ngọc trai và chất liệu satin.
Cau chuyen thu vi dang sau nhung chiec ao len
 Áo len bắt đầu được đính thêm hạt, sequins , đinh tán kim loại và vải, lông trang trí. Điều này là điểm khởi đầu cho xu hướng áo len trang trí thịnh hành vào năm 1960.
Những năm 1950 chiều dài tay áo len đa dạng với 3 cỡ: ba phần tư, khuỷu tay và dài tay. Chiều dài tay áo này vẫn còn phổ biến vào đầu những năm 60. Từ những năm 60 trở đi, phổ biến nhất vẫn là áo len dài tay.
Cau chuyen thu vi dang sau nhung chiec ao len
Từ những năm 60 trở đi, phổ biến nhất vẫn là áo len dài tay. 
Cùng với sự phát triển của thời trang, dần dần trong thế giới của những chiếc áo len, kiểu dáng, màu sắc với các họa tiết ngày càng phong phú rực rỡ. Nhiều người thích kết hợp màu sắc như màu đen trên màu đỏ, màu phấn trên và màu vàng nắng. Cầu kỳ hơn còn thêu lên áo len hình những bông hoa, trái cây, côn trùng và các họa tiết phương Đông. Áo len còn được kết hợp cùng nhiều chất liệu khác nhau như lông thú hoặc hoa văn.
Cau chuyen thu vi dang sau nhung chiec ao len
Áo len những năm 1970′s với hình thêu những bông hoa. 
Kiểu dáng áo len cũng phong phú hơn không chỉ có những kiểu dáng áo len nữ ôm như những năm 1950, các dáng áo suông bắt đầu được ưa chuộng, đến những năm 1980 thì áo len thụng mới là mốt.
Cau chuyen thu vi dang sau nhung chiec ao len
Kiểu dáng áo len cũng phong phú hơn không chỉ có những kiểu dáng áo len nữ ôm như những năm 50′s, các dáng áo suông bắt đầu được ưa chuộng. 
Cau chuyen thu vi dang sau nhung chiec ao len
Những năm 1980′s thì áo len thụng, dày mới là mốt
Sau một chặng đường dài phát triển, với nhiều thay đổi khác nhau, các thiết kế cho áo len ngày càng đa dạng hơn: Từ những chiếc áo len trơn một màu, áo cổ đính đá và áo chui đầu có cổ, áo len cổ lọ đủ màu sắc và hình thêu họa tiết, áo len được thiết kế đa dạng nhờ nhiều kiểu đan dệt phong phú khác nhau.
Theo Diemdep

Một Thế Giới