Fed tăng lãi suất có thể gây ra khủng hoảng nợ toàn cầu

Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 11:26, 16/09/2015

Tổng số nợ đã tăng nhanh chóng mặt ở tất cả các khu vực chính của nền kinh tế toàn cầu, khiến hệ thống tài chính dễ bị tổn thương bởi việc thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Theo đó, Fed tăng lãi suất có thể gây ra khủng hoảng nợ toàn cầu.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết những biến động trên thị trường trong những tuần gần đây và dòng chảy vốn ra khỏi thị trường Trung Quốc đang cảnh báo dấu hiệu tích tụ lớn trong tín dụng đang trở thành nỗi ám ảnh, thêm vào đó là những lo ngại mà các nhà hoạch định chính sách đang phải đấu tranh để kiểm soát các vấn đề.
"Chúng tôi không chỉ nhìn thấy những chấn động riêng biệt, mà chúng tôi còn phải chịu những áp lực đã tích tụ trong những năm qua cùng với những vết nứt lớn", Claudio Borio, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng cho biết.
BIS cho biết, tổng số nợ hiện nay đã cao hơn đáng kể so với mức đỉnh của chu kỳ tín dụng cuối năm 2007, một ngày trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra. Theo đó, Fed tăng lãi suất có thể gây ra khủng hoảng nợ toàn cầu.
Tổng số nợ công và nợ tư nhân đã tăng 36 điểm phần trăm, tương đương với 265% GDP trong các nền kinh tế phát triển. Thời gian này các thị trường mới nổi đã bị cuốn vào việc thả nổi tín dụng nên tổng số nợ đã tăng 50 điểm phần trăm tương đương với 167% GDP và thậm chí còn cao hơn 235% của Trung Quốc.
Thêm vào đó, số tiền vay bằng USD ở nước ngoài đã tăng kỷ lục lên 9,6 nghìn tỉ USD. Theo đó, các khoản cho vay bằng đồng USD đã tăng gấp đôi kể từ khi cuộc khủng hoảng Lehman diễn ra. 
BIS cho biết các khoản vay qua biên giới đã giảm 52 tỉ USD trong quý đầu, chủ yếu do quá trình giảm nợ của các công ty Trung Quốc. Theo ước tính, luồng vốn chảy ra từ Trung Quốc đạt 109 tỉ USD trong quý đầu tiên.
Nhân tố Trung Quốc được xem là một sự thay đổi trong nhận thức về sức mạnh của chính sách. Hay nói cách khác, các nhà đầu tư đã bắt đầu đặt ra câu hỏi liệu rằng giới chức Trung Quốc có phải khoác thêm "áo" khi những can thiệp bất thành của họ vào thị trường chứng khoán và ổn định đồng Nhân dân tệ.
Báo cáo của BIS cho biết, tổng số nợ tư nhân trên toàn cầu gần như không ổn định, hãy bắt đầu giảm xu hướng này ngay cả trong lĩnh vực doanh nghiệp. Nợ chính phủ tiếp tục tăng ổn định, viễn cảnh này gợi nhớ đến xu hướng suy thoái của Nhật Bản trong những năm 1990.
Anh, Tây Ban Nha, và Mỹ đã cắt giảm tỷ lệ nợ hộ gia đình, tuy nhiên con số này vẫn không đủ để bù đắp cho mức gia tăng trong nợ công kể từ sau cuộc khủng hoảng Lehman.
Pháp đã phải chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất từ cuộc suy thoái trong các nước phát triển, với tổng số nợ hộ gia đình lên đến 75 phần trăm điểm, tương ứng với 291%.
Vấn đề hiện nay chính là điều gì sẽ xảy ra khi Fed chuẩn bị tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006.
Một nghiên cứu trong báo cáo của BIS cho thấy, nhiều hệ thống tài chính trên thế giới sẽ vẫn phụ thuộc vào tỷ lệ cho vay của Mỹ.
Trong khi đó, nhiều công ty của Mỹ đã phát hành chứng khoán bằng đồng euro với khối lượng kỷ lục nhằm tận dụng lợi thế tỷ giá giá thấp hơn ở châu Âu và các công ty này cũng đặt cược rằng, tỷ lệ lãi suất ở châu Âu sẽ tiếp tục giảm.
Các ngân hàng toàn cầu có trụ sở ở London cũng đang có được những khoản vay lớn bằng đồng euro để tài trợ cho các hoạt động trên toàn thế giới, động thái này đã khiến nợ euro ở nước ngoài tăng cao kỷ lục lên tới 2,8 nghìn tỉ USD.
Ông Borio cảnh báo rằng: "Thật nguy hiểm khi hy vọng rằng chính sách tiền tệ có thể chữa tất cả các căn bệnh của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, cũng thật khó để thoát khỏi các đống nợ trên toàn cầu".
Tuyết Nhung (Theo The Telegraph)

Một Thế Giới