Trình Chính phủ chọn nhà đầu tư sân bay Long Thành
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 06:54, 04/08/2015
Theo ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT), ngay sau khi Thủ tướng có ý kiến chính thức đối với đề xuất của Bộ GTVT thì việc tuyển chọn tư vấn, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sẽ được triển khai.
Trước mắt, ACV ứng trước kinh phí từ nguồn vốn đầu tư phát triển của đơn vị để thực hiện”. Thông tin trên được đưa ra tại một buổi họp của Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT, bàn về việc chỉ đạo triển khai thực hiện dự án sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai).
Theo ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT), ngay sau khi Thủ tướng có ý kiến chính thức đối với đề xuất của Bộ GTVT thì việc tuyển chọn tư vấn, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sẽ được triển khai. Dự kiến quá trình đấu thầu tuyển chọn tư vấn sẽ mất khoảng tám tháng, thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi mất khoảng 18 tháng. ACV đã chủ động lập đề cương - dự toán thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi (ước tính chi phí tư vấn khoảng 35 triệu USD) để chuẩn bị trước cho việc đấu thầu tuyển chọn tư vấn. Cũng theo vị này, năm 2018 có thể bắt đầu khởi công dự án.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay phía Nhật đề xuất được tiếp tục làm báo cáo khả thi của dự án. Do vậy, Bộ GTVT sẽ báo cáo Chính phủ về việc giao nhà thầu làm báo cáo tiền khả thi nghiên cứu tiếp báo cáo khả thi. Bộ GTVT sẽ thuê tư vấn nước ngoài thẩm định để đảm bảo khách quan.
Trước đó, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Thăng, đại sứ Nhật tại Việt Nam thông tin Nhật sẽ xem xét viện trợ ODA cho dự án này. Do vậy, Nhật mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật tham gia vào dự án, đồng thời tạo điều kiện và cho phép Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật (JICA) nghiên cứu khả thi.
Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỉ USD). Dự án cần khoảng 5.000 ha gồm đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không là 2.750 ha, đất cho quốc phòng là 1.050 ha và phần 1.200 ha còn lại dùng để xây hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, các công trình thương mại khác.
Sân bay Long Thành được kỳ vọng sẽ là cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Sân bay có công suất thiết kế là 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Trước tiên, trong giai đoạn 2018-2025 sẽ đầu tư 114.450 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ USD) để một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ đảm bảo công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.
Theo ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT), ngay sau khi Thủ tướng có ý kiến chính thức đối với đề xuất của Bộ GTVT thì việc tuyển chọn tư vấn, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sẽ được triển khai. Dự kiến quá trình đấu thầu tuyển chọn tư vấn sẽ mất khoảng tám tháng, thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi mất khoảng 18 tháng. ACV đã chủ động lập đề cương - dự toán thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi (ước tính chi phí tư vấn khoảng 35 triệu USD) để chuẩn bị trước cho việc đấu thầu tuyển chọn tư vấn. Cũng theo vị này, năm 2018 có thể bắt đầu khởi công dự án.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay phía Nhật đề xuất được tiếp tục làm báo cáo khả thi của dự án. Do vậy, Bộ GTVT sẽ báo cáo Chính phủ về việc giao nhà thầu làm báo cáo tiền khả thi nghiên cứu tiếp báo cáo khả thi. Bộ GTVT sẽ thuê tư vấn nước ngoài thẩm định để đảm bảo khách quan.
Trước đó, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Thăng, đại sứ Nhật tại Việt Nam thông tin Nhật sẽ xem xét viện trợ ODA cho dự án này. Do vậy, Nhật mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật tham gia vào dự án, đồng thời tạo điều kiện và cho phép Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật (JICA) nghiên cứu khả thi.
Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỉ USD). Dự án cần khoảng 5.000 ha gồm đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không là 2.750 ha, đất cho quốc phòng là 1.050 ha và phần 1.200 ha còn lại dùng để xây hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, các công trình thương mại khác.
Sân bay Long Thành được kỳ vọng sẽ là cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Sân bay có công suất thiết kế là 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Trước tiên, trong giai đoạn 2018-2025 sẽ đầu tư 114.450 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ USD) để một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ đảm bảo công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.
Pháp Luật