Quốc gia nào ‘đau’ nhất khi giá vàng giảm mạnh?

Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 21:53, 02/08/2015

Chỉ vài năm trước, Peru hay một số quốc gia khác đã trải qua những năm tháng rực rỡ khi sở hữu nhiều vàng, đồng trong tay. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay thì quốc gia nào ‘đau’ nhất khi giá vàng giảm mạnh?

Lúc đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bùng nổ của Trung Quốc dường như đã thúc đẩy nhu cầu lớn về các kim loại công nghiệp, đặc biệt là đồng. Vào thời điểm này, Peru đang chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Theo đó, giá cả của nguồn tài nguyên thiên nhiên này cũng tăng mạnh.

Vài năm trước, sự thèm muốn về đồng, vàng của Trung Quốc chính là một "phước lành" đối với Peru, bởi vì thị trường chứng khoán của quốc gia này đã tăng gấp ba lần từ cuối năm 2008 và cuối năm 2010.

Tuy nhiên, bây giờ Trung Quốc đã tiêu thụ ít đồng và các kim loại khác hơn vì vậy nền kinh tế của Peru  đang “nguội dần”.

Giá của kim loại đã giảm đỉnh điểm vào năm 2011. Trong những tháng gần đây, giá cả của các loại mặt hàng này càng giảm nhanh chóng. Đây chính là lý do khiến nền kinh tế của Peru sụt giảm từ tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7% vào cuối năm 2013 xuống còn 1% hiện nay.

Thêm vào đó, thị trường chứng khoán của quốc gia này đã nguôi lạnh dần, giảm gần một nửa giá trị trong 3 năm qua.

“Nhiều quốc gia như Peru thường nghĩ rằng họ sẽ sống trong thế giới của vàng, đồng giá cao mãi mãi. Tuy nhiên, không phải vậy. Thủy triều rồi cũng phải lặn”, Win Thin, người đứng đầu toàn cầu về chiến lược tiền tệ của thị trường mới nổi tại Brown Brothers Harriman, cho biết.

Sự suy thoái mới nhất trong thị trường hàng hóa đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá kim loại. Giá vàng, bạc, đồng, quặng sắt, nhôm, bạch kim, paladi, thiếc và niken đều giảm trong năm nay. Giá vàng gần đây đã giảm xuống dưới 1.100 USD - mức thấp nhất trong  5 năm.

Tất nhiên, liệu Peru có phải là quốc gia đau nhất khi giá vàng giảm mạnh? Thực tế, không chỉ có Peru phải chịu đựng cuộc suy thoái của các mặt hàng kim loại. Dưới đây là một số khu vực khác cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ sự suy giảm lần này.

Chile: Tỷ lệ thất nghiệp của Chile đang tăng trở lại sau nhiều năm suy giảm ổn định. Đất nước này chủ yếu phụ thuộc vào đồng, trong đó đồng chiếm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. 1/4 các lô hàng của Chile chủ yếu được chuyển đến Trung Quốc. Chile cũng là quê hương của Codelco, công ty đồng lớn nhất thế giới.

Nam Phi: Chỉ số chứng khoán FTSE của Nam Phi đã giảm 7% trong 3  tháng qua. Chỉ số khai thác vàng giảm 24% trong tháng này. Nam Phi là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về crom, bạch kim, mangan, và mặt hàng xuất khẩu lớn nhất Nam Phi chính là quặng sắt, vàng và kim cương.

Úc:  Úc đang cố gắng tránh cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên vào năm 1991. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của đất nước này đã được thúc đẩy bởi sự nổi lên của Trung Quốc. Kim loại như quặng sắt và vàng chiếm hơn 1/4 lượng xuất khẩu. Úc cũng phải chịu sự sụt giảm của giá than, dầu và khí đốt.

Brazil: Sự suy giảm mạnh của các mặt hàng kim loại đã khiến Brazil phải nhìn vào vào suy thoái tồi tệ nhất trong 1/4 thế kỷ. Quặng sắt, một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Brazil, đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Sự suy thoái về nguyên liệu thô đã khiến đồng nội tệ của Brazil giảm thấp nhất 12 năm.

Zambia: Đồng chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Zambia và đất nước châu Phi này phải dựa vào Trung Quốc như là một đối tác thương mại quan trọng.

Cộng hòa Dân chủ Congo: mặt hàng kim loại xuất khẩu chủ yếu của Conga là đồng và dầu thô. Tuy nhiên, hiện nay quốc gia này cũng đang phải chịu áp lực lớn khi cả hai mặt hàng này đang giảm mạnh.

Các quốc gia chủ yếu là kim loại hạng nặng, bao gồm: Ghana và Mozambique

Ngoài ra, giá kim loại giảm mạnh sẽ khiến cho các quốc gia này phải sa thải nhiều nhân viên và đẩy nền kinh tế này vào suy thoái.

Đây là một khoảng thời gian cực kì xấu đối với các thị trường mới nổi khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang chuẩn bị đưa ra mức tăng lãi suất. Điều này sẽ khiến cho mức nợ càng khó để thanh toán và đồng nội tệ sẽ trượt giá thảm hại so với đồng USD.

"Khi Trung Quốc hắt hơi, tất cả các nền kinh tế thị trường mới nổi khác sẽ bị cảm lạnh”, Ed Yardeni, Chủ tịch của Yardeni Research, nhận định.

Giờ đây, không ai biết rằng giá kim loại sẽ ổn định và bật dậy khi nào. Vấn đề ở đây không chỉ là nhu cầu thiếu kim loại từ Trung Quốc mà còn là thừa nguồn cung ở các quốc gia này.

Tuyết Nhung (Theo CNN)

Một Thế Giới