Nông dân TQ chịu cảnh ‘vườn không nhà trống’ vì chứng khoán sụp đổ
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 17:19, 29/07/2015
Yang Cheng, một nông dân đến từ thị trấn xa xôi Phàn Chi Hoa ở phía Tây Nam Trung Quốc, là một trong nhiều người dân Trung Quốc đã bắt đầu mua cổ phiếu sau khi chính phủ bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vốn chủ sở hữu - một phần trong kế hoạch mở rộng nền kinh tế đất nước của Trung Quốc.
"Khi thị trường chứng khoán tăng lên 4.000 điểm, tôi nhận ra những rủi ro là khá cao. Tuy nhiên, những dư luận về các chính sách của chính phủ đã ảnh hưởng phán đoán của tôi”, Yang Cheng phát biểu với CNBC.
Giống như nhiều người Trung Quốc, Yang đã đến văn phòng của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán ở Bắc Kinh để tìm sự giúp đỡ, tuy nhiên cơ quan này đã được chuyển đi.
Trong khi đó, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc cho biết vào cuối ngày 27.7 rằng, chính phủ đã gia tăng mua cổ phiếu trong một nỗ lực để hỗ trợ thị trường chứng khoán, trong khi các Ngân hàng Trung ương đã bơm tiền mặt vào thị trường tiền tệ và tiếp tục nới lỏng tiền tệ.
Trong phiên giao dịch ngày 27.7, chỉ số chứng khoán Thượng Hải giảm mạnh nhất trong 8 năm qua, kể từ đầu năm 2007, dù chính phủ Trung Quốc đã cố gắng vực dậy thị trường.
Chỉ số Shanghai Composite Index giảm 8,5%, ở mức 3.725,56 điểm. Ngoài ra, các chỉ số chứng khoán khác trên thế giới cũng giảm thấp hơn.
Tại châu Á, một số thị trường lớn khác cũng chứng kiến mức sụt giảm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 3,1%, xuống 24.288,54 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1%, xuống 20.350,10 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,4% xuống 2.038,81 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,4% lên 5.589,90 điểm.
Chính quyền Trung Quốc đã có những bước tích cực để ổn định thị trường sau mức giảm trong tháng trước đã càn quét khoảng 32.000 tỷ USD vốn hóa thị trường.
Yating Xu, một nhà kinh tế tại IHS Global Insight cho biết, Bắc Kinh có thể sẽ cảm thấy áp lực mới trong việc thực hiện các biện pháp để hỗ trợ thị trường chứng khoán.
Tuyết Nhung (Theo CNBC)