'Kỳ nhân' Mai Đình Tới biến bí ẩn thành hiện thực
Câu chuyện văn hóa - Ngày đăng : 04:14, 08/01/2015
Nghệ sĩ Mai Đình Tới, người đang nắm giữ các kỷ châu Á và Việt Nam về cách chơi nhạc và sáng tạo độc đáo từ các vật dụng bỏ đi như soong nồi chén bát, ống pô xe máy, kệ để nước uống,dàn nhạc khổng lồ từ ống nhựa… thành những nhạc cụ. Sau thời gian tìm tòi khám phá. sáng ngày 6.1.2015, ông đã có buổi giới thiệu về những khám phá mới của mình trên cây đàn bầu tại TP.HCM. Nghệ sĩ Mai Đình Tới biến bí ẩn thành hiện thực từ chiếc đàn bầu.
Buổi giới thiệu cây đàn bầu cải tiến của nghệ sĩ Mai Đình Tới có sự các nhà chuyên môn về âm nhạc, các nghệ sĩ, nhà báo, và những người yêu âm nhạc dân gian Việt Nam đến dự trong một không khí âm nhạc nhẹ nhàng sâu lắng nhưng đầy háo hức.
Nghệ sĩ Mai Đình Tới cho biết: Xuất phát từ sự yêu mến, say mê cây bầu của dân tộc và trong thời gian nghe vợ ông Nghệ sĩ Hoàng Cầm chơi đàn, ông luôn mang những băn khoăn, trăn trở là tại sao cây đàn bầu có âm thanh rất đẹp, rất quyến rũ ấy lại chỉ có thể chơi được một nửa phía trên? Mặc dù ai cũng biết phía dưới cuối đàn vẫn có thể tạo ra được nhưng âm thanh tương tự như ở trên, mà sao không thấy nghệ sỹ nào sử dụng? Đó quả là một điều bí ẩn.
|
Nghệ sĩ Mai Đình Tới giới thiệu cây đàn bầu cải tiến |
Sau khi tìm hiểu nghệ sỹ Mai Đình Tới biết được rất nhiều ý kiến cho rằng đàn bầu chỉ chơi được nữa phía ở trên, còn nửa phần đàn ở dưới không chơi được vì nó có những nhược điểm như: Nếu đánh các nốt ở phía cuối than đàn, khi gảy dây thì dây đàn và tay gảy đều bị chạm vào mặt đàn, gây khó khăn cho các điểm gảy và không tạo được nốt nhạc có cao độ chuẩn xác. Từ cần đàn đến các điểm gảy ở cuối than đàn có khoảng cách khá xa, khiến cho độ rung luyến, láy từ cần đàn rất khó thực hiện…Chính vì những nhược điểm trên của cây đàn nên suốt thời gian qua một nửa thân đàn ở dưới của đàn bầu vẫn còn bỏ ngỏ.
Từ những nhược điểm nêu trên, ông đã thực hành và thử nghiệm nhiều lần trên cây đàn bầu từ đó Mai Đình Tới biến bí ẩn thành hiện thực từ chiếc đàn bầu và ông đã có những thành công ban đầu.
|
Buổi giới thiệu cây đàn bầu cải tiến của nghệ sĩ Mai Đình Tới thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới truyền thông |
Tại buổi giới thiệu cây đàn bầu ‘thế hệ mới” của nghệ sĩ Mai Đình Tới, vợ ông là nghệ sĩ đàn bầu Hoàng Cầm (giải nhất liên hoan độc tấu nhạc cụ dân tộc năm 2004 tại Huế) đã thực hành trên cây đàn mới với hai bài độc tấu “Vì niềm Nam” (nhạc Huy Thục) và “Chiếc áo bà ba” (nhạc Trần Thiện Thanh). Hai bản nhạc được ngân lên thánh thót êm đềm từ những nót cao nhất đến nót trầm tạo cho người nghe nhiều cảm xúc mới lạ mà vẫn không mất đi cái hồn của một nhạc cụ dân tộc có truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.
|
Nghệ sĩ Hoàng Cầm diễn tấu bản nhạc "Chiếc áo bà ba" trên cây đàn bầu mới |
|
Vợ chồng nghệ sĩ Mai Đình Tới - Hoàng Cầm |
So với cây đàn bầu cũ thì cây đàn bầu mới của nghệ sĩ Mai Đình Tới có những cải tiến đáng kể như sau: Nghệ sĩ Mai Đình tới đã dịch chuyển điểm đặt ngựa đàn mới đi về hướng cần đàn và có khoảng cách là 1,25cm so với điểm đặt ngựa đàn cũ. Từ vị trí đặt ngựa đàn mới này nghệ sỹ Mai Đình Tới đã dùng ngựa đàn mới, nâng cao dây đàn lên khỏi điểm đặt dây thông thường khoảng 0,75cm đồng thời Mobile cũng được đẩy lên theo sao cho độ cao của Mobile tỷ lệ thuận với độ cao của dây đàn,khoản cách giữa Mobile với ngựa đàn mới là khoản 10cm
|
Đàn bầu truyền thống dây đàn có độ dốc rất thấp về cuối thân đàn và khóa đàn. Do đó để chơi được một bản nhạc khi có nhu cầu mở rộng thêm các nốt ở phía dưới gần ngựa đàn là điều gần như không thể, vì tay gảy và dây sẽ bị chạm mặt đàn, kéo theo là âm thanh bị câm, không chuẩn xác. |
Từ sự cải tiến này đàn mới sẽ cho ra được 5 bậc tương ứng với 5 nốt nhạc hoàn chỉnh là: Sol – đô – mi – sol – đố nằm ở phía cuối thân đàn. Nếu lấy nốt đồ (tức C1) làm trung tâm thì từ 2 phía của cây đàn ta sẽ được tổng cộng 11 bậc tương ứng với 11 nốt nhạc trên cây đàn bầu và chúng đồng âm với nhau…
Có thể nói Mai Đình Tới biến bí ẩn thành hiện thực từ chiếc đàn bầu. Năm bậc mới phía cuối thân đàn và qua bàn tay khai thác và điều chỉnh của nghệ sĩ Mai Đình Tới đã hoàn thiện có cao độ chẩn xác, vì vậy nó chính là người em “Song Sinh Trên Cây Đàn Bầu”, nhạc cụ cải tiến của nghệ sĩ Mai Đình Tới có thể hòa hợp cả phía trên lẫn phía dưới hoặc tách rời đứng độc lập mà vẫn tạo nên hiệu quà âm thanh ngọt ngào, du dương như âm điệu đẹp vốn có của cây đàn bầu.
|
Cây đàn bầu đã được nghệ sĩ Mai Đình Tới cải tiến |
Đó là sự sáng tạo diệu kỳ của nghệ sĩ Mai Đình Tới cho cây đàn bầu, đem lại sự bất ngờ, lắng đọng và thăng hoa. Điều này nó có tác dụng rất lớn trong việc diễn tấu và vận dụng khai thác hết những khoảng trống phía cuối thân đàn bầu ,tạo nên sự phóng khoáng linh hoạt cho người nghệ sĩ khi biểu diễn mà không bó buộc tại một điểm cố định phía trên thân đàn như trước nữa. Mai Đình Tới biến bí ẩn thành hiện thực từ chiếc đàn bầu.
Tuy nhiên trong cuộc sống bất cứ sự cải tiến đổi mới nào cũng có thế mang đến nhiều tranh cãi, chúng ta còn chờ ý kiến của dư luận, của các nhà chuyên môn về sự sáng tạo này của nghệ sĩ Mai Đình Tới trong thời gian đến.
Tiểu Vũ
Một Thế Giới