Lạc lối giữa 'thiên đường' không gian nghệ thuật
Phong cách - lối sống - Ngày đăng : 13:11, 09/01/2016
Ngay trong lòng Berlin, với một căn hộ áp mái cửa kính trên nóc và một hầm trú ẩn được xây từ thời Thế chiến thứ II, vợ chồng nhà sưu tầm nghệ thuật Karen và Christian Boros đã thiết lập một không gian nghệ thuật đặc biệt riêng của họ.
Chủ nhân Karen Boros là một nhà sưu tầm nghệ thuật có tiếng và cũng là bạn thân của nhiều nghệ sĩ Âu châu đương đại nổi tiếng. |
Thiên đường của không gian nghệ thuật |
Trên nóc tòa công sự, cặp đôi xây dựng nhà riêng của mình, một căn nhà bê tông và kính trên diện tích 450m2 với một sân thượng có bề bơi và vườn hoa.
Khối đá khổng lồ nằm ngẫu nhiên ở bậc cửa và những bức vẽ ngẫu hứng trên tường đề cao tinh thần vị nghệ thuật. |
Karen Boros, nữ chủ nhân của tòa nhà và cũng là giám đốc VIP của Art Basel, đã trò chuyện với ELLE Decoration Vietnam về công trình kiến trúc vô cùng đặc biệt này.
Xin chào Karen, làm thế nào mà chị tìm được tòa công sự này?
Tất nhiên, chúng tôi không đặc biệt tìm kiếm một tòa công sự, mà chính nó đã tìm ra chúng tôi. Chúng tôi chỉ đi tìm một không gian nghệ thuật cho bộ sưu tập của mình và mong muốn một nơi có bề dày lịch sử và có thể chuyển đổi thành không gian triển lãm. Chúng tôi đã tìm trong hai hay ba năm, nhưng những tòa nhà chúng tôi đến thăm đều không phù hợp. Thế rồi, một người bạn đã kể với chúng tôi về một người sở hữu một tòa công sự cũ nhưng không biết làm gì với nó. Tòa công sự nghe thật kỳ quặc, chúng tôi nghĩ vậy, nhưng vẫn quyết định đến xem. Và ngay lập tức chúng tôi bị quyến rũ bởi tòa nhà kỳ dị này và lịch sử của nó – được xây dựng trong Chiến tranh Thế giới thứ II – ngay trong lòng thành phố hiện đại này.
Các tác phẩm nghệ thuật của những nghệ sĩ đương đại hàng đầu thế giới. |
Tòa nhà nằm ở ngay trung tâm thành phố, nhưng trông có vẻ tách biệt. Sống trong một không gian khác thường như vậy cho chị cảm giác như thế nào?
Ngay cả khi đã sống nhiều năm cảm giác vẫn rất đặc biệt. Khi tôi quay về sau một chuyến đi xa và thấy lại tòa nhà, tôi vẫn không thể tin là bộ sưu tập của chúng tôi đang ở đây và chúng tôi sống ở đây, bởi vì nó rất tách biệt và trông như một con tàu vũ trụ từ đâu đáp xuống. Nó giống như một hòn đảo nơi bạn có thể hoàn toàn an dưỡng. Và nhắc lại là, chúng tôi ở ngay trong thành phố và một khi bạn bước ra khỏi cửa, ngoài kia là cả một sự sôi động bùng nổ. Và điều đó rất gợi cảm hứng.
4 yếu tố: Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được kết hợp nhuần nhuyễn trong không gian đặc biệt này. |
Kết cấu hình lập phương, với cửa kính, bê tông và bể bơi phản chiếu trên sân thượng gợi nhắc rất nhiều đến kiến trúc của Mies van der Rohe.
Đó là một sự trùng hợp. Ý tưởng tạo ra một không gian sống riêng tư nảy ra trong quá trình cải tạo không gian triển lãm. Tòa nhà nằm trong quy hoạch bảo tồn lịch sử, nên chúng tôi cần cái gì đó hết sức đơn giản, hết sức kín đáo và mô phỏng kết cấu của tòa công sự – vì thế nên mới có tầng thượng hình lập phương. Và vì chúng tôi muốn không gian mở ra bầu trời, chúng tôi quyết định bề mặt nên là bằng kính. Hồ bơi là bước tiếp theo cân bằng lại với lò sưởi – trái tim của ngôi nhà, rất giống phong cách nội thất Nhật. Mục đích là để đem cả 4 yếu tố: lửa, nước, không khí và đất lại với nhau.
Chị đã làm thế nào để mang đến sự ấm áp cho căn nhà?
Khi ấp ủ một ngôi nhà như chúng tôi đã làm, ta không biết nó sẽ mang đến cảm giác thế nào về sau, nên hầu hết mọi thứ được hình thành trong quá trình thi công. Nếu chỉ có kính và bê tông sẽ rất choáng ngợp, chúng tôi nghĩ vậy, và trong khi xây dựng, chúng tôi tìm được chất liệu đá vôi vỏ ốc từ các vùng ngoại ô thành phố đã được sử dụng rất nhiều ở Berlin trong những năm 1920-1930. Chúng tôi đã sử dụng để lót sàn nhà bếp và phòng tắm, và chất liệu này đóng góp rất nhiều cho không khí chung của căn nhà.
Chúng tôi cũng thích chất liệu gỗ. Thợ mộc của chúng tôi đã tìm được một cây sồi 500 tuổi được bán tại một cuộc đấu giá. Tất cả mặt tiền được làm từ cái cây này, và do đó các hoa văn hình ngọn lửa trên các kệ và cửa ra vào được đồng bộ.
Với tình yêu dành cho văn hóa châu Á, Karen sưu tầm vô số đồ vật giá trị từ Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… |
Chủ nhân thừa nhận cô vô cùng yêu thích chất liệu gỗ vì gia đình cô đã từng sống trong một căn nhà gỗ giản dị một tầng xây vào những năm 1960s. |
“Chồng tôi chọn mang về những đồ vật gọn gàng, trật tự như những chiếc bàn làm việc.” |
“Anh ấy là một người giỏi khám phá và hay phát hiện ra những món thú vị trong các cửa hàng đồ cũ. Còn tôi lại đem về cho ngôi nhà hơi thở Á Châu.” |
Khi ấp ủ một ngôi nhà như chúng tôi đã làm, ta hầu như sẽ không biết nó sẽ mang đến cảm giác thế nào về sau, nên hầu hết mọi thứ được hình thành trong quá trình thi công. |
Các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày một cách tiết chế. |
Mỗi tác phẩm có một không gian, tạo cho ta cơ hội được im lặng và chiêm ngắm chúng kỹ hơn, lâu hơn và nhận ra cái đẹp chúng mang lại cho cuộc sống. |
Ngay lúc này mọi người đang nói về thế hệ hậu Internet. Chúng tôi thấy rất thú vị, liệu cậu con trai 10 tuổi của tôi sẽ liên lạc với bạn bè của mình như thế nào trong 10 năm tới? Chúng tôi cố gắng hiểu điều đó bằng cách thông qua nghệ thuật. |
Bài: Quỳnh Trân/Ảnh: Ulrich Hartmann & Julia Schmidt/ Nguồn: Elle VN/Elle Decoration