Vì sao Đạt Lai Lạt Ma từ bỏ hóa thân?
Quốc tế - Ngày đăng : 17:10, 30/03/2016
Hôm 20.3, hàng chục ngàn người Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ và trên khắp thế giới đã bỏ phiếu bầu lãnh đạo chính trị thay thế Đạt Lai Lạt Ma, với hyvọng sẽ duy trì cuộc đấu tranh bảo đảm quyền tự trị của mình.
Cuộc bầu cử diễn ra sau khi Đạt Lai Lạt Ma, nay đã 80 tuổi, quyết định từ bỏ quyền lãnh đạovà trao lại cho hệ thống dân chủ lựa chọn, cũng như ông kiên quyết sẽ không chấp nhận một hóa thân của mình trong tương lai, khi ông qua đời.
Hơn một tuần sau khi cuộc bầu cử của người Tây Tạng lưu vong diễn ra, một quan chức Trung Quốc đã chính thức lên tiếng chỉ trích cuộc bầu cử và cá nhân Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Ông Chu Duy Quần, Chủ tịch Ủy ban tôn giáo và dân tộc thuộc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cơ quan tham vấn của Quốc hội Trung Quốc, kêu gọi Đạt Lai Lạt Ma tôn trọng truyền thống của người Tây Tạng.
“Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục rao giảng sự hóa thân của mình là một "vấn đề thuần túy tôn giáo", là thứ chỉ có ông tamới có thể quyết địnhnhưng ôngkhông có sự ngưỡng mộ nào từ các tín hữu", Reuters dẫn lại lời ông Chu. "Tất cả những điều đó (việc Đạt Lai Lạt Ma từ chối tái sinh) là trò hề với các tín đồ Phật giáo Tây Tạng, hoàn toàn vô ích, không thể đưa ông ấy thoát khỏi sự khổ ải của luân hồi”.
ViệcĐạt Lai Lạt Ma từ chối hóa thân bắt nguồn từ việc người sẽ tìm hóa thân của ông theo tập tục của người Tây Tạng, là Ban Thiền Lạt Ma hiện bị Trung Quốc kiểm soát.
Ban Thiền Lạt Ma nguyên khởi là danh hiệu do ngài Đạt Lai Lạt Mađời thứ 5 tặng cho thầy mình là vị trụ trì chùa Trát Thập Luân Bố hồithế kỉ 17. Vì Đạt Lai Lạt Ma được xem là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát nên lúc đó Ban Thiền Lạt Ma được xem là hóa thân của Phật A Di Đà. Như dòng Đạt Lai, dòng Ban Thiền cũng được xem là một dòng Phật sốngtái sinh (tulku).
Theo truyền thống, một khi Ban Thiền Lạt Ma qua đời,Đạt Lai Lạt Ma sẽ là người chứng thực hóa thân của thầy mình. Ngược lại, khi Đạt Lai Lạt Ma qua đời Ban Thiền Lạt Ma lại chứng thực hóa thân cho ông.
Thế nhưng, khi Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 10, Choekyi Gyaltsen đột ngột qua đờinăm 1989 khi mới 52 tuổi thì có một vấn đề lại nảy sinh. Tháng 5.1995, Ban Thiền Lạt Ma Gendun Choekyi Nyima, khi đó mới 6 tuổi, đã "mất tích", chỉ 3ngày sau khi được Đạt Lai Lạt Ma xác nhận ông là Hóa thân củaBan Thiền Lạt Ma thứ 10, Choekyi Gyaltsen.
Tháng 11.1995, bất chấp sự chống đối của người Tây Tạng trong nước và lưu vong tại nước ngoài, chính quyền Trung Quốc phong cho một đứa bé khác là Gyancain Norbu danh xưng Ban Thiền Đạt Ma. Nhân vật được chính quyền Trung Quốc tấn phong nàyhiện sinh sống tại Bắc Kinh và rất mực "trung thành" với chính phủ.
Chính vì vậy, khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 qua đời, ông sẽ được Gyancain Norbu lựa chọn hóa thân cho mình, một điều mà ngài Đạt Lai Lạt Ma không hề mong muốn.
Việc chính quyền Trung Quốc có thể "nhúng tay" vào công cuộc chọn Đạt Lai Lat Ma mới, người sẽ là lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng trên toàn thế giới khiến phong trào đòi độc lập của người Tây Tạng lưu vong lo lắng.
Kết quả là, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tuyên bố ông sẽ chấm dứt truyền thống hóa thân của dân tộc mình, hoặc hóa thân thành những thực thể mà các tín đồ sẽ khó thể tìm ra như con ong hoặc một phụ nữ.