Vì sao các nhà du hành vũ trụ phải ngồi xe lăn khi trở về mặt đất?
Kiến thức - Học thuật - Ngày đăng : 19:00, 27/05/2014
Những bước đi của họ với môi trường trọng lực của trái đất trở nên khó khăn và họ phải tập quen trở lại. Và vấn đề gặp phải đáng quan ngại từ trước tới nay của NASA đó là tình trạng loãng xương của các phi hành gia. Tình trạng trên là do vấn đề trọng lực trong các môi trường không gian khác nhau.
Theo các nhà nghiên cứu, các động vật có xương ở môi trường trọng lực cao như dưới đáy biển sâu, mật độ xương cao hơn hẳn những động vật sống trên mặt đất. Trên bề mặt trái đất, một vật nặng 1 kg chịu trọng lực 9,8N (Đơn vị Newton). Càng lên cao, trọng lực càng giảm dần do độ loãng không khí. Còn dưới đáy sâu đại dương, trọng lực mà sinh vật phải chịu cao lên vì có lực nén của nước biển.
Còn ở môi trường chân không ngoài vũ trụ, trọng lực bằng 0. Do đó hệ xương của các phi hành gia không phải chịu lực này. Và canxi trong xương đã hòa tan và khuếch tán vào máu. Bởi thế hàm lượng canxi trong máu của các phi hành gia cao, trong khi xương bị loãng đi.
Tại trạm không gian Mir, các phi hành gia mất trung bình từ 1-2% xương mỗi tháng và với thời gian kéo dài, mức khối lượng xương mất cao nhất đã từng được NASA ghi nhận là đến 20%.
Vì thế hiện tượng loãng xương này rất nguy hiểm cho các phi hành gia khi trở về với đời sống bình thường trên trái đất. Để chống lại quá trình mất xương này, các phi hành gia đã phải sử dụng đến việc bổ sung canxi, vitamin từ thuốc, thức ăn và chế độ luyện tập thể dục cường độ cao.
T.An (Theo Space và NASA)