Khi công văn của sở "đá" nghị định chính phủ và quyết định của bộ

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 18:37, 13/12/2015

Mặc dù Sở Nội vụ Hà Nội ban hành công văn 2973 hướng dẫn các Hội đồng tuyển dụng thực hiện cách tính điểm theo công văn này, tuy nhiên các nơi vẫn tính điểm viên chức theo nghị định 29 và quyết định số 25 của Bộ GD-ĐT, dẫn đến tình trạngcác nơi thực hiện không thống nhất.
Vụ việc các thi sinh tốt nghiệp loại giỏi, có số điểm khá cao nhưng bỗng dưng bị trượt viên chức trong kỳ thi tuyển dụng tại Hà Nội vừa qua đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Công văn 2973 của Sở Nội vụ có đúng?
Theo phản ánh của các thí sinh ở các huyện Ứng Hòa, Thạch Thất, Ba Vì và quận Đống Đa (Hà Nội) thì đa phần thí sinh đều tốt nghiệp loại giỏi tại các trường đại học danh tiếng. Tuy nhiên, cách tính điểm của công văn số 2973 (ban hành ngày 26.11.2015) của Sở Nội vụ Hà Nội gửi Hội đồng tuyển dụng các quận huyện trong thành phố đã khiến hàng chục thí sinh tưởng chừng như đỗ viên chức bỗng nhiên trượt một cách oan uổng. Cụ thể, cách tính điểm của công văn này yêu cầu Hội đồng tuyển dụng của các quận huyện tính điểm 2 môn thi chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (là 2 môn điều kiện để các sinh viên năm cuối được thi tốt nghiệp hay bảo vệ luận văn). Những thí sinh nào trong bảng điểm không ghi điểm của 2 môn này thì sẽ được quy vào "Bảng điểm không rõ ràng" và không tính điểm thi tốt nghiệp hay bảo vệ luận văn của thí sinh.
Cong van 2973: Khong phai quan, huyen nao cung thuc hien dung-hinh-anh-1
Điểm thi khá cao của một thí sinh đã được công bố nhưng ngay sau đó lại bị hủy bởi công văn số 2973 của Sở Nội vụ yêu cầu tính lại điểm với thí sinh
Chính cách tính điểm này đã khiến hầu hết các thi sính tốt nghiệp đại học, cao đẳng chính quy có bằng giỏi bị thấp điểm hơn so với các thí sinh tốt nghiệp tại chức hoặc có bằng đậu loại thấp hơn. 
Trái ngược với công văn 2973 của Sở Nội vụ, trước đó tại Nghị định số 29 của Chính phủ hướng dẫn theo khoản 2, điều 12 về cách tính điểm: “Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1. Nghị định không phân biệt môn điều kiện hay không điều kiện”.
Cùng với nghị định trên, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng có quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26.6.2006 nêu rõ: “Kết quả các học phần giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất và kết quả kỳ thi tốt nghiệp đối với các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh không tính vào điểm trung bình chung học tập của học kỳ, năm học hay khóa học. Việc đánh giá kết quả và điều kiện cấp chứng chỉ đối với các học phần này theo quy định của Bộ GD-ĐT”.
Có thể thấy, tại một kỳ thi viên chức mà đã có tới 2 cách tính điểm khác nhau, đáng chú ý hơn là cách tính điểm của các Hội đồng tuyển dụng của quận huyện, thành phố lâu nay vẫn tính theo thang điểm 100, tức là tính điểm bảo vệ khóa luận, hoặc luận văn cho các thí sinh, áp dụng theo nghị định số 29 của Chính phủ và quyết định 25 của Bộ Giáo dục - Đào tạo chứ không tính theo công văn số 2973 mà Sở Nội vụ mới ban hành.
Câu hỏi đặt ra ở đây: Nếu đã có nghị định số 29 và quyết định số 25 của Bộ Giáo dục - Đào tạo thì Sở Nội vụ đưa ra công văn số 2973 có cách tính điểm hoàn toàn khác để làm gì? Và liệu đối với các thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy, cao đẳng chính quy bằng giỏi có được đối xử một cách công bằng như đối với các thí sinh tốt nghiệp đại học tại chức hay tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng?
Bên cạnh đấy, trong khi kỳ thi viên chức đã diễn ra và một số nơi đã bắt đầu báo điểm cho thí sinh thì "bỗng nhiên" Sở Nội vụ ban hành công văn 2973 yêu cầu tính điểm lại và không ghi rõ những thí sinh có "bảng điểm không rõ ràng" có được quay trở về trường xin lại điểm môn điều kiện đó hay không vì môn thi điều kiện thường không được thể hiện trên bảng điểm học tập (thường các trường chỉ ghi điểm môn luận văn của thí sinh để áp dụng cho bằng khá hoặc giỏi mà thí sinh đạt được trong suốt những năm học đại học).
Vậy phải chăng Sở Nội vụ đang “thổi kèn ngược” với nghị định 29 cũng như quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo?
Cong van 2973: Khong phai quan, huyen nao cung thuc hien dung-hinh-anh-2Cong van 2973: Khong phai quan, huyen nao cung thuc hien dung-hinh-anh-3
Điểm thi viên chức của các thí sinh của huyện Hoài Đức - nhìn qua bảng điểm có thể thấy đa phần các thí sinh có thang điểm 100 - đây chính là tính theo điểm tốt nghiệp của thí sinh chứ không tính môn điều kiện
Cong van 2973: Khong phai quan, huyen nao cung thuc hien dung-hinh-anh-4Cong van 2973: Khong phai quan, huyen nao cung thuc hien dung-hinh-anh-5Cong van 2973: Khong phai quan, huyen nao cung thuc hien dung-hinh-anh-6
Bảng điểm của thí sinh quận Cầu Giấy
Một công văn, nhiều cách hiểu
Có thể thấy rõ, công văn 2973 của Sở Nội vụ Hà Nội đã làm khó thí sinh và làm khó cả Hội đồng tuyển dụng các quận huyện. Tại huyện Thạch Thất, Hội đồng tuyển dụng của huyện đã gửi các điểm sau kỳ thi viên chức tới các thí sinh. Tuy nhiên, chỉ vì công văn 2973 của Sở Nội vụ mà các Hội đồng tuyển dụng buộc phải… thu hồi giấy báo điểm cũng như phải tính lại điểm cho những thí sinh tốt nghiệp đại học và cao đẳng chính quy (hệ tại chức và trung cấp thì không bị tính lại điểm).
Chị Vũ Phương Nhi, 22 tuổi, thi tại Hội đồng tuyển dụng quận Đống Đa cho hay: "Tôi tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi, theo thông báo của Hội đồng tuyển dụng quận Đống Đa thì tôi đạt tổng điểm là 291,48. Tôi được bảo vệ khóa luận tốt nghiệp với số điểm 9,4 (theo hệ 10) nên tương đương 94 điểm (theo thang điểm 100) và đã được xếp loại giỏi. Như vậy, điểm tốt nghiệp của tôi là 94. Do đó, thông báo của Hội đồng tuyển dụng quận Đống Đa xác định điểm tốt nghiệp của tôi chỉ là 79,24 là không đúng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của tôi".
Cong van 2973: Khong phai quan, huyen nao cung thuc hien dung-hinh-anh-7
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đang xem lại công văn số 2973 của Sở Nội vụ Hà Nội
Cùng dự thi với thí sinh Nhi có trường hợp của thí sinh Đào Ngọc Quỳnh số báo danh 470. Điều lạ ở đây là thí sinh Đào Ngọc Quỳnh tốt nghiệp bằng loại khá nhưng có số điểm học tập là 79,7. Trong khi thí sinh Vũ Phương Nhi tốt nghiệp bằng loại giỏi lại chỉ có số điểm học tập là 79,24. Như vậy bằng tốt nghiệp loại giỏi có điểm học tập thấp hơn bằng loại khá?
Không chỉ riêng trong quận Đống Đa, mâu thuẫn trong cách tính điểm cho thí sinh cũng thể hiện tại hội đồng tuyển dụng các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân... 
"Theo như Sở trả lời báo chí thì chỉ có những thí sinh có bằng thạc sĩ (có luận văn) mới được tính điểm tốt nghiệp = điểm luận văn, quy theo thang điểm 100. Những thí sinh cao đẳng, đại học chỉ có điểm khóa luận chứ không phải luận văn cho nên điểm tốt nghiệp = trung bình cộng của điểm khóa luận và điểm môn điều kiện. Có lẽ ít có thí sinh nào đạt được điểm 10 môn điều kiện là môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin. Do vậy, dù điểm khóa luận có là 10 thì điểm tốt nghiệp cũng khó thể đạt 100. Tuy nhiên, trong những bảng điểm tại các quận huyện lại có nhiều thí sinh bằng đai học, cao đẳng vẫn có điểm tốt nghiệp =100. Nhìn qua bảng điểm của quận Cầu Giấy chấm năm 2015, có thể thấy rõ họ đã không thực hiện theo công văn số 2973 của Sở Nội vụ mà thực hiện theo nghị định 29 và quyết định 25/2006 của Bộ Giáo dục - Đào tạo”, chị Nhi lý giải.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết ông đã đọc trên báo  biết về những trường hợp của các thí sinh này. Hiện ông đang xem lại công văn số 2973 của Sở Nội vụ. Tuần tới, ông Tuấn sẽ có buổi gặp gỡ với các thí sinh đã gửi kiến nghị để nắm rõ tình hình cũng như giải đáp những thắc mắc của thí sinh. 
"Nếu đơn vị nào làm sai thì sẽ có hình thức kỷ luật với đơn vị đó trong vấn đề tuyển dụng của năm 2015 này" - ông Tuấn cho hay.
Minh Khuê

Một Thế Giới