Điểm số có thực sự quan trọng?
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 05:31, 24/04/2015
Goldman Sach và Google là hai công ty cạnh tranh, tuyển dụng nhân tài hàng đầu thế giới. Nhưng họ có những quan điểm rất khác nhau trong vấn đề này.
Một trong những điều được biết đến đầy bất ngờ của một cuộc tìm hiểu ở Goole là vấn đề điểm số học hành của nhân viên thực sự không ảnh hưởng gì. Trong một cuộc trả lời tờ New York Times, trưởng phòng nhân sự Laszlo Bock tuyên bố điểm số ở đại học là " không có ý nghĩa khi tuyển dụng". Tại hội thảo thống kê về con người ( People Analytics Conference), ngày 10 và 11 tháng tư tại đại học Penssylvania, trường kinh doanh Wharton, Bock đã nêu quan điểm:
" Chúng tôi đã làm những cuộc khảo sát và nghiên cứu chỉ ra rằng điểm số khi học chỉ có thể chỉ ra rất ít về khả năng làm việc trong vòng hai năm đầu, phần lớn thời gian còn lại của sự nghiệp thì gần như không ảnh hưởng gì cả."
Những công ty khác lại tìm ra một quan điểm hoàn toàn khác. Tại cùng một hội thảo, giám đốc điều hành Goldman Sach và quản lý điều hành dữ liệu Afsheen Afshar nói về vấn đề căng thẳng của việc ngân hàng đầu tư bỏ lỡ những ứng viên tiềm năng. Kết quả là một quan điểm rất khác về điểm bình quân đại học dùng để đánh giá sự thành công trong học tập: " Điểm số không phải là tất cả nhưng nó là một phần không thể thiếu". Afshre phát biểu.
Goldman có một cộng đồng làm việc rất khác Google, Afshar chỉ ra. Phố Wall nói chung thường có xu hướng tuyển dụng từ một nhóm trường cao cấp, điều mà Google cho là một thói quen sai lầm. Johnson & Johnson vừa xây dựng một nhóm phân tích dữ liệu mới trong vòng vài năm lại đây. Họ đã phát hiện vai trò của điểm số, dựa vào trưởng phòng nhân sự của họ, Peter Fasolo. Đội phân tích dữ liêu cũng được gầy dựng từ một nhóm có chỉ số điểm bình quân tối thiểu, ít nhất là ở Mỹ trên thang điểm 4.
" Một yếu tố dự đoán cho chúng tôi, đặc biệt hữu dụng là GPA", Fasolo nói trong một buổi phỏng vấn với Quartz. "Chúng tôi không thuê ai có điểm bình quân dưới 3.0 (trên thang cao nhất 4.0)" ( khoảng 80/100). Đó là điểm sàng lọc của chúng tôi. Vì sao là 3.0 (80%)? Chúng tôi co thể phác họa ra rằng ứng viên có đủ khả năng đáp ứng công việc. Chúng tôi dự đoán rằng những người với điểm bình quân cao hơn có khả năng học hỏi và thích ứng nhanh hơn."
Về thị trường Việt Nam
Hiện nay rất nhiều công ty tổ chức trong nước cũng như nước ngoài quan tâm đến vấn đề điểm số khi tuyển dụng. Theo anh HLMT, công ty Deloite, điểm số cao phản ánh một con người làm việc nghiêm túc, có chí phấn đấu và học hỏi. Nhưng thực tế không phải vậy, rất nhiều bạn trẻ học điểm số rất cao nhưng khi làm việc lại tự cao, không chịu học hỏi hoặc rất cứng nhắc và không linh hoạt trong công việc. Vô tình những bạn này đánh mất cơ hội của chính mình sau một thời gian làm việc cho công ty, tổ chức.
Mỗi ngành nghề, công việc đều đòi hỏi những kỹ năng, kiến thức khác nhau và cá tính khác nhau. Việc đạt được điểm cao hay thấp trong chuyên môn này chưa chắc mang lại lợi ích gì cho bạn khi bạn làm việc cho một ngành hoàn toàn khác hoặc có ít liên quan.
Dù sao đi nữa chúng tôi vẫn khuyên các bạn trẻ nên sống có trách nhiệm và đạt được một số điểm "vừa mắt" nhà tuyển dụng để tránh những hoài nghi không đáng có khi đi xin việc.
Nguyễn Long (dịch, tổng hợp từ Harvard Business Reivew}