Giải mã hiện tượng biển tách làm đôi ở Hàn Quốc theo khoa học

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 09:51, 09/11/2014

Cứ 2 lần/năm, lại xuất hiện một con đường đất chia đôi mặt biển, tạo thành hiện tượng biển tách làm đôi ở Hàn Quốc. Khoa học giải thích hiện tượng kỳ thú này như thế nào?

Con đường giữa biển này được hiểu là khu vực nằm giữa hai hòn đảo Jindo và Modo của Hàn Quốc. Trong phần lớn thời gian của năm, con đường này “ngủ” say dưới đại dương. Tuy nhiên, cứ 2 lần một năm (thường vào khoảng tháng 2 và tháng 6), con đường ấy sẽ nổi lên khỏi mặt biển, nối liền hai hòn đảo trên.

Nhắc tới những con đường vượt biển nổi tiếng trên thế giới, không thể không kể đến câu chuyện tìm về vùng đất Thánh của người Do Thái do nhà tiên tri Moses lãnh đạo.

Trong truyền thuyết, khi bị quân đội Ai Cập truy đuổi, Moses đã dùng quyền năng của mình, tạo ra con đường đất xuyên biển Đỏ để giải cứu dân tộc mình.

Tưởng rằng những con đường như vậy chỉ xuất hiện trong trí tưởng tượng của loài người, song thực tế, trên thế giới có địa danh giống như vậy. Đó chính là con đường đất vượt biển ở Hàn Quốc, gắn liền với hiện tượng biển chia đôi kỳ thú.

Từ một phát hiện tình cờ…

Con đường giữa biển được hiểu là khu vực nằm giữa hai hòn đảo Jindo và Modo của Hàn Quốc. Trong phần lớn thời gian của năm, con đường này “ngủ” say dưới đại dương. Tuy nhiên, cứ 2 lần một năm (thường vào khoảng tháng 2 và tháng 6), con đường ấy sẽ nổi lên khỏi mặt biển, nối liền hai hòn đảo trên.

Người dân địa phương biết tới con đường dài khoảng 2,9km và rộng 10-40m này từ xa xưa và coi đó là một phần cuộc sống mà chẳng hề mảy may thắc mắc gì.

Chỉ tới khi vị đại sứ Pháp - Pierre Randi tới thăm Hàn Quốc và tình cờ chứng kiến hiện tượng này, con đường giữa biển ở Jindo mới được cả thế giới biết tới.

Theo đó, năm 1975, sau khi được trải nghiệm cảm giác "biển tách làm đôi" khiến lộ ra con đường, Pierre Randi đã mô tả lại những điều đã xảy ra trên một tờ báo phương Tây. Câu chuyện trên gây ra vô vàn tranh cãi trong dư luận châu Âu.

Thậm chí, một nhà khoa học Pháp đã lặn lội tới Hàn Quốc để chứng minh lời của ông Pierre là bịa đặt. Sau một năm trời nghiên cứu, người này đã phải thất vọng vì chính ông cũng đã được tận mắt chiêm ngưỡng hiện tượng biển tách làm đôi ở Hàn Quốc có 1-0-2 này. Nói cách khác, sự tồn tại của con đường là thật 100%.
bien tach lam doi o Han Quoc
 Thông thường, giữa đảo Jindo và Modo hoàn toàn không có bất cứ cầu nối nào
bien tach lam doi o Han Quoc
 Hàng năm, người dân địa phương đều tổ chức lễ hội “Đường biển Jindo” đúng vào thời điểm con đường này xuất hiện. Lễ hội thu hút rất nhiều khách du lịch tham gia.
 
bien tach lam doi o Han Quoc
 Khi đó, khách du lịch có thể thoải mái tham gia các hoạt động vui chơi ngay giữa biển mà không sợ gặp bất trắc gì.

Tới truyền thuyết về bầy hổ dữ được gợi lại…

Sở dĩ trước khi Pierre Randi phát hiện, con đường gần như “vô danh”là bởi những người dân địa phương coi hiện tượng "biển tách làm đôi" và tạo ra con đường là hết sức bình thường. Họ quá tin vào một truyền thuyết cổ xưa tới mức không có bất cứ thắc mắc gì về con đường kỳ lạ.

Sáng hôm sau, bà Bbyong cùng người thân ra biển thì thấy nước biển chia làm đôi, lộ ra một con đường đất. Gia đình bà đi qua đâu, nước biển trở lại tới đó, ngăn không cho lũ hổ dữ vượt đại dương. Vậy là bà Bbyong thoát được kiếp nạn sinh tử.
bien tach lam doi o Han Quoc
 Bức tượng người phụ nữ và con hổ tạc bằng đá tượng trưng cho truyền thuyết cổ xưa về con đường dưới biển
bien tach lam doi o Han Quoc
 Hình ảnh bà lão Bbyong chắp tay cầu khấn thần biển mong thoát khỏi kiếp nạn hổ dữ

Và giả thuyết khoa học nhằm phá giải bí ẩn

Câu chuyện trên được truyền từ đời này sang đời khác như cách lý giải của người Hàn Quốc xưa về con đường giữa biển. Tuy nhiên, trong con mắt các nhà khoa học, truyền thuyết trên là không đủ thuyết phục. Họ đã đưa ra rất nhiều giả thuyết khác nhau nhằm lý giải cho hiện tượng nêu trên.

Theo chuyên gia Kevan Moffett thuộc Đại học Texas ở Austin, nguồn gốc của con đường này chính là từhiện tượng thủy triều. Cụ thể, thủy triều trên thế giới được quyết định bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm lực hút của Mặt trăng, Mặt trời, vòng quay của Trái đất...

Tổng hòa các yếu tố ấy gây ra thủy triều với mức độ khác nhau ở từng địa điểm trên địa cầu. Tại khu vực đảo Jindo và Modo, chính tác động của các nhân tố trên đã tạo ra thủy triều đặc biệt, khiến biển gần như tách đôi ra.

Thêm vào đó, vùng nước khu vực này khá lặng, do đó trầm tích tích tụ rất nhiều và tạo nên một con đường dưới biển, chỉ đợi khi thủy triều là nổi lên.
bien tach lam doi o Han Quoc
 Thủy triều có thể chính là lời giải cho bí ẩn về con đường giữa biển khơi
Chuyên gia này cũng đưa ra dự đoán, chỉ cần hình dạng của các đảo ở khu vực này cũng như eo biển Myeonyang không thay đổi, người dân địa phương có thể chứng kiến sự xuất hiện của con đường này trong tương lai với tần suất 2 lần/năm.
Theo Khoahoc, Mask, National Geographic, Wikipedia

Một Thế Giới