Chẩn đoán ung thư bằng cách nào?
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 10:52, 04/11/2014
Các triệu chứng cơ năng và thực thể của bệnh nhân đa phần chưa đủ để giúp bác sĩ phát hiện ung thư. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư, bạn cần làm thêm các xét nghiệm như X-quang, xét nghiệm máu và sinh thiết. Trong hầu hết các trường hợp, sinh thiết là cách duy nhất để kết luận liệu ung thư có hiện diện hay không.
Để làm sinh thiết, một mẩu khối u hay vùng bất thường được lấy ra và gửi đến phòng xét nghiệm. Tại đó, các bác sĩ là chuyên gia trong lĩnh vực chẩn đoán bệnh học (bác sĩ giải phẫu bệnh) sẽ quan sát các tế bào dưới kính hiển vi để kết luận có tế bào ung thư hay không. Nếu phát hiện các tế bào ung thư, các bác sĩ sẽ cố gắng tìm hiểu rõ đây là loại ung thư gì và nó tiến triển nhanh hay chậm...
CT scan có thể đo được kích thước của khối u và cho biết khối u đã di căn sang các mô lân cận hay chưa nhưng không phải lúc nào cũng cần thực hiện. Xét nghiệm máu cho bác sĩ biết về tổng trạng sức khỏe của bạn, các cơ quan đang hoạt động ra sao và cung cấp những thông tin về bệnh ung thư máu.
Chữa trị ung thư như thế nào?
Phẫu thuật
Thường là lựa chọn điều trị đầu tiên nếu khối u có thể lấy ra khỏi cơ thể. Đôi khi chỉ có thể loại bỏ được một phần khối ung thư. Xạ trị hoặc hóa trị có thể được sử dụng kèm theo nhằm làm giảm diện tích khối u trước hoặc sau khi phẫu thuật.
Liệu pháp hóa trị
Bác sĩ sử dụng hóa trị (hay các thuốc hóa học) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thông thường, các thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống bằng đường miệng. Các thuốc này sẽ du hành khắp cơ thể theo dòng máu và có thể tác động đến những tế bào ung thư.
Liệu pháp xạ trị
Xạ trị là điều trị sử dụng các tia năng lượng cao (như tia X) để tiêu diệt hay làm teo các tế bào ung thư. Các bức xạ có thể đi từ bên ngoài cơ thể gọi là ngoại xạ trị hoặc từ các chất phóng xạ được đặt vào ngay tại khối u được gọi là nội xạ trị hay cấy ghép xạ trị. Ngoại xạ trị cũng giống như chụp X quang, nó không gây đau nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Các phương pháp điều trị khác
Các tác dụng phụ của việc điều trị ung thư là gì?
Phương pháp điều trị của một bệnh nhân phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn của ung thư, tuổi, tiền sử bệnh và tổng trạng sức khỏe của bệnh nhân. Mỗi loại thuốc hoặc phác đồ điều trị có các tác dụng phụ khác nhau. Rất khó để tiên đoán được bệnh nhân sẽ gặp tác dụng phụ nào, thậm chí là khi các bệnh nhận điều trị cùng một phương pháp.
Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng, số khác thì có thể nhẹ hơn. Sự thật là có một số người đã trải qua một quãng thời gian khó khăn để điều trị ung thư, nhưngnhững người khác kiểm soát rất tốt trong suốt quá trình điều trị. Và hầu hết tác dụng phụ của việc điều trị ung thư đều có thể khắc phục được.
Tác dụng phụ của hóa trị
Các tác dụng phụ ngắn hạn (thường điều trị khỏi) của hóa trị có thể bao gồm buồn nôn và nôn, chán ăn, rụng tóc và loét miệng. Vì hóa trị làm tổn thương đến các tế bào tạo máu trong tủy xương, bệnh nhân có thể có số lượng tế bào máu thấp và dẫn đến hậu quả như:
· Tăng nguy cơ nhiễm trùng (vì có ít bạch cầu)
· Chảy máu hoặc mảng bầm tím sau một vết cắt hay vết thương nhỏ (vì ít tiểu cầu)
· Thiếu máu (vì thiếu hồng cầu) có thể gây ra mệt mỏi, thở ngắn và nông, da xanh xao và một số triệu chứng cơ năng khác.
Đội ngũ chăm sóc sẽ chú ý thật kĩcác bệnh nhân đã hóa trị để kiểm soát tốt các tác dụng phụ. Phần lớn các tác dụng phụ sẽ mất đi sau khi kết thúc quá trình hóa trị. Mỗi người sẽ đáp ứng với hóa trị khác nhau. Ví dụ, tóc rụng trong lúc điều trị sẽ mọc trở lại khi kết thúc quá trình điều trị. Trong thời gian này, hầu hết các bệnh nhân có thể sự dụng tóc giả, khăn, hay nón để che, làm ấm và bảo vệ đầu của họ.
Tác dụng phụ của xạ trị
Theo Hiệp hội Ung thư học Mỹ
Soạn dịch và chú giải: Nhóm Online Research Club, gồm các thành viên Nguyễn Hoàng Anh (Khoa Y - ĐH Quốc gia TP.HCM), Nguyễn Phước Long (Biomedera Education),Trần Diễm Nghi (Khoa Y - ĐH Quốc gia TP.HCM), Nguyễn Tiến Huy (Khoa Y- Đại học Nagasaki, Nhật Bản).