Cận cảnh loài ký sinh trùng đang “ăn thịt” binh sĩ IS

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 16:09, 06/04/2015

Mới đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra loài ký sinh trùng "ăn thịt" binh sĩ IS. Loài ký sinh trùng này có tên là Leishmaniasis, chúng có khả năng gây hoại tử da thịt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. 
Hãy cùng tìm hiểu về loài ký sinh trùng "ăn thịt" các binh sĩ IS và cách thức gây bệnh của loài ký sinh trùng nguy hiểm làm hoại tử da thịt này.
Như đã đưa tin, hàng loạt binh sĩ của IS đang mắc phải một loại ký sinh trùng nguy hiểm làm hoại tử da thịt, gây sụt giảm nghiêm trọng khả năng chiến đấu. Qua nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ký sinh trùng đáng sợ này có tên là Leishmaniasis.
Vậy ký sinh trùng này như thế nào và vì sao chúng lại có khả năng "ăn thịt người" như thế? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
loai ky sinh trung an thit
 
loai ky sinh trung an thit
 Hình ảnh một chú muỗi cát .
Leishmaniasis một loại ký sinh trùng đơn bào - nguyên nhân gây ra căn bệnh nhiệt đen (Leishmania) - loại bệnh được truyền từ động vật sang người, chủ yếu là vết đốt của loài muỗi cát.
loai ky sinh trung an thit
 Một trường hợp nhiễm ký sinh trùng Leishmaniasis ở Trung Đông vào năm 1917.
Bệnh Leishmania được tìm ra sau khi bác sĩ W.B. Leishman phát hiện ra những sinh vật hữu cơ trên tiêu bản từ lách của bệnh nhân tử vong do sốt Dumdum vào năm 1901.
loai ky sinh trung an thit
 Một trường hợp nhiễm ký sinh trùng Leishmaniasis ở Trung Đông vào năm 1917
Theo ước tính, có đến 21 loại ký sinh trùng Leishmaniasis gây bệnh cho người khác nhau. Chúng ảnh hưởng đến cơ thể người theo hai hướng chính: Leishmaniasis ở da và Leishmaniasis toàn thân hay ở nội tạng. Sự lây nhiễm này có thể trực tiếp hoặc qua con đường truyền máu.
loai ky sinh trung an thit
 
 Leishmaniasis là loại ký sinh trùng lưỡng hình. Chúng tồn tại trong ruột của muỗi cát ở thể promastigotes với kích thước khoảng 10 - 20 micromet, hình thon dài, mỏng, có roi.
Trong tế bào nội mô của vật chủ, Leishmaniasis lại tồn tại dưới dạng amastigote - là những tế bào nhỏ hình cầu, không roi, đường kính từ 2 - 4 micromet, tổ chức ở da, niêm mạc hoặc ở các cơ quan nội tạng (gan, lách, tủy xương).
loai ky sinh trung an thit
 
 Khi ký sinh trong tế bào nội mô, Leishmaniasis sản sinh bằng cách nhân đôi cho tới khi tế bào vật chủ bị phá vỡ. Muỗi cát đốt máu người và động vật, hút máu có ký sinh trùng Leishmania vào dạ dày muỗi.
Tại đây, Leishmania thành thể có roi và sinh sản vô tính, số lượng tăng lên rất nhanh, sau đó trùng roi di chuyển lên họng và vòi muỗi cát.
loai ky sinh trung an thit
 
Khi muỗi cát đốt sẽ đồng thời truyền các thể có roi của ký sinh trùng vào người và động vật. Những thể roi của ký sinh trùng sẽ tiếp tục phát triển, sinh sản, liên tục tấn công vào tế bào lành bên cạnh.
loai ky sinh trung an thit
 
Leishmaniasis ký sinh ngay tại các vết muỗi cát đốt sẽ gây ra các biểu hiện lâm sàng ở ngoài da. Thời gian ủ bệnh từ khi muỗi đốt đến khi xuất hiện các vết loét ở ngoài da thường mất khoảng từ 3 - 6 tuần.
Lúc đầu xuất hiện nốt sần đỏ nơi muỗi đốt, sau chuyển thành mụn loét có bờ nổi lên lởm chởm như miệng núi lửa, đáy lõm sâu có mô mọc thành hạt, xung quanh vết loét là vùng da dày, cứng.
loai ky sinh trung an thit
 
 Tuy nhiên, Leishmaniasis có khả năng lây lan rất nhanh trong điều kiện vệ sinh kém. Chỉ cần người mắc bệnh bị một vết thương hở, ngay lập tức virus này sẽ xâm nhập, gây hoại tử và lan rộng ra khu vực da thịt xung quanh.
Nếu không được điều trị, bệnh tấn công hệ thống miễn dịch chủ, tạo điều kiện nhiễm thêm ký sinh trùng khác, có thể gây ra viêm phổi dẫn đến tử vong.
loai ky sinh trung an thit
 
Khi vết loét bị nhiễm trùng, người bệnh có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, rét run... nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh sốt rét, dẫn đến tử vong.
Cùng với việc trải qua một cơn sốt cao, vùng da bị đốt chuyển màu đen, loét, cơ thể suy nhược, mệt mỏi và thiếu máu. Người bệnh cũng có thể bị tiêu chảy, nhiễm trùng ở vùng gan, lá lách, thậm chí hỏng một phần nội tạng.
loai ky sinh trung an thit
Sự hoại tử cơ thể do ký sinh trùng Leishmaniasis gây ra. Ảnh mang tính chất rùng rợn. 
Nếu bị mắc bệnh do nhiễm ký sinh trùng Leishmania mà không được điều trị thì tỷ lệ tử vong là 100% trong vòng từ 3 - 20 tháng. Ở trẻ em tỷ lệ tử vong có thể đạt tới 75 - 85%. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong giảm xuống dưới 10%.
May mắn không gặp biến chứng, vết loét sẽ thành sẹo trong khoảng thời gian từ 2 - 12 tháng và để lại vết sẹo lõm không có sắc tố da khá đặc biệt.
loai ky sinh trung an thit
 
Một tài liệu thống kê của Mỹ cho thấy, có tới 50.000 người chết mỗi năm vì nhiễm bệnh Leishmania - khiến nó trở thành căn bệnh gây tử vong do ký sinh trùng lớn thứ hai sau bệnh sốt rét.
Thế nhưng những phương thuốc hiện đang được áp dụng chữa trị căn bệnh này bao gồm liệu pháp hóa học trị liệu đều quá đắt đỏ và độc hại cho bệnh nhân. Do vậy, giới chuyên gia hi vọng rằng, trong tương lai có thể tìm ra liệu pháp để chữa trị căn bệnh nguy hiểm này.
Theo kenh14.vn

Một Thế Giới