Ghê rợn lễ hội ném chuột chết vào người
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 14:39, 20/03/2015
>>Cưỡng hiếp đàn ông và các phong tục dị nhất với phụ nữ
>>Clip chân dài đi bar ở Hà Nội bị trai đánh chảy máu mũi
>>‘Ăn bánh trả tiền’, chàng trai Hà Nội nhận trái đắng
>>Cô gái giống Maria Ozawa ở Hà Nội gây xôn xao
>>Nước hoa ngửi là muốn làm ‘chuyện ấy’
>>Clip hiệp sĩ truy đuổi, 2 tên cướp lao xe xuống hồ
>>Trai 95 hoảng hồn vì cua nhầm gái 76
Những lễ hội kỳ quặc này thể hiện sở thích ném đồ của người dân xứ sở bò tót.Nếu ở nhiều nơi, chuột được coi là con vật kinh tởm và xấu xí thì tại lễ hội ở làng El Puig, mọi người lại cùng nhau chơi đùa với xác chuột chết và mặc sức ném vào nhau thoải mái.
Để phòng tránh dịch bệnh, những chú chuột tại đây sẽ được các cửa hàng làm sạch và giữ chúng đông lạnh trước khi bán cho người dân.
Lễ hội này ra đời từ hàng ngàn năm trước .Từ lâu chuột đã thường xuyên phá phách tại El Puig vào những dịp lễ, tết khác nhau. Vì thế, người dân thường tổ chức săn bẫy chuột bằng những hộp bánh kẹo. Tuy vậy, vì số lượng chuột quá lớn nên quảng trường trung tâm ở đây la liệt xác chuột. Vậy là người El Puig quyết định tổ chức lễ ném xác chuột để tôn vinh kỷ niệm này.
Lễ hội diễn ra vào chủ nhật cuối cùng của tháng 1. Tất cả người dân sẽ đổ ra đường và ném những con chuột chết hay những hộp bánh kẹo đựng chuột chết vào nhau.
Lễ hội này có lịch sử hơn một ngàn năm trước và là một phần của lễ hội Entroido được tổ chức vào dịp đầu năm mới trong mùa chạy theo lịch công giáo (khoảng tháng 1, tháng 2).
Cuộc chiến bắt đầu khi một người nào đó bị trúng một miếng giẻ bùn ướt, sau đó sẽ ném lại những người xung quanh. Những miếng giẻ rách bẩn lẫn bùn và kiến sẽ được ném vào nhau. Để đảm bảo những con kiến sẽ cắn người bị ném, chúng sẽ được uống dấm để thêm phần hăng hái.
Đúng 10 giờ sáng, 1 miếng jampon gọi là palo jabon, sẽ được treo trên một cột cao bôi dầu trơn.
Ngay khi miếng jampon rơi xuống, một âm thanh lớn sẽ vang lên và những chiếc xe tải chở trăm ngàn quả cà chua sẽ đi vòng quanh thành phố. Đó là lúc người dân bắt đầu trận chiến ném cà chua vào những người xung quanh.
Nguồn gốc của lễ hội Tomatina bắt nguồn vào năm 1945, trong một lần những người dân tại thị trấn Buñol ném các loại rau củ để đuổi đám thú rừng vào thị trấn phá phách. Họ ném trượt đám thú nhưng lại ném trúng nhau, vô tình tạo ra một trận chiến cà chua. Từ đó cứ vào thứ 4 cuối cùng của tháng 8, Tomatina lại tiêu tốn hết 150.000 quả cà chua (khoảng 40 tấn quả) để kỷ niệm ngày này.
Rioja là vùng đất nổi tiếng của Tây Ban Nha về sản xuất rượu vang. Để kỷ niệm và tôn vinh sản phẩm rượu nơi đây, hàng năm lễ hội đổ rượu vang Haro sẽ được tổ chức vào ngày 29.6.
Lễ hội Haro gồm hai phần, ban đầu, toàn bộ dân chúng địa phương sẽ mặc cùng một màu quần áo giống nhau và diễu hành để tưởng nhớ Thánh bảo trợ San Pedros.
Sau đó, tất cả hòa chung vào trận chiến rượu vang, nơi họ dùng mọi thứ có thể để “tắm” rượu cho những người xung quanh. Trận chiến kết thúc khi áo của mọi người đều chuyển sang màu tím hồng của rượu và ướt từ đầu xuống chân.
Tới giữa trưa, lễ hội sẽ tiếp tục chuyển về Plaza de la Pad để những người tham dự ăn ốc và xem đấu bò. Điều kì lạ: Hầu hết là bò cái chứ không phải bò tót đực như nhiều người tưởng tượng.
Tây Ban Nha có lẽ là quốc gia có nhiều lễ hội ném hoa quả kỳ lạ nhất thế giới. Không chỉ có những trận chiến cà chua vào tháng 8 hàng năm, xứ sở bò tót còn có lễ hội ném nho vào thứ 6 cuối cùng của tháng 8. Lễ hội ném nho của người dân một thị trấn nhỏ Pobla del Duc, Tây Ban Nha ra đời từ những năm 30 của thế kỷ trước. Lễ hội này được tổ chức để mừng cuối mùa vụ thu hoạch.
Phần lớn người đi trẩy hội là những người trẻ tuổi. Họ dùng nho chín để ném nhau, ai ướt nhiều nhất thì người đó được xem sẽ gặp nhiều may mắn, cả trong tình yêu lẫn cuộc sống hàng ngày.
Vào thời điểm này, mỗi năm sẽ có khoảng 90 tấn nho hảo hạng Garnacha Tintorera được bán phá giá để phục vụ người dân địa phương và du khách du lịch cho lễ hội ném nho này.
Hàng năm vào ngày 28.12, ở thị trấn Ibi sẽ diễn ra một lễ hội rất kì cục: Một trận chiến thật sử dụng bột mỳ, pháo hoa và trứng sẽ diễn ra giữa hai phe nhóm trong thành phố. Một bên đóng giả chính quyền, một bên là những người dân muốn làm cách mạng.
Nhóm đầu tiên gọi là Els Enfarinats - đại diện cho chính quyền. Họ sẽ đưa ra một loạt những điều luật vô lý và xử phạt những người dân trong thành phố. Nhóm còn lại gọi là La Oposicio, có nhiệm vụ lập nên chính quyền mới, hạ bệ Els Enfarinats. Cả hai bên sẽ mặc quần áo chiến đấu và sử dụng bột, trứng làm vũ khí.
Lễ hội diễn ra trong một ngày và kết thúc nếu một trong hai bên giành được thắng lợi. Điều ý nghĩa nhất là số tiền phạt thu được trong lễ hội sẽ được đem đi quyên góp từ thiện.
Từ đó vào tháng 9 hàng năm, hai thị trấn sẽ tổ chức một lễ hội đặc biệt. Theo đó, những cư dân của hai thị trấn sẽ tham gia "chiến đấu" để đoạt lấy bức tượng Đức trinh nữ. Đại diện cho thị trấn Guadix sẽ đi qua con phố Baza, cố gắng né sơn và giành lấy bức tượng Đức trinh nữ. Nếu như quần áo của họ không bị dính chút sơn nào thì Guadix sẽ được lấy bức tượng vô điều kiện.
>>Mặc bikini khoe vùng kín trong đám tang ở miền Nam
>>Clip cô gái gãy lưng, bất tỉnh vì nhảy sexy
>>Hát ‘Không phải dạng vừa đâu’ ở đám cưới như Sơn Tùng M-TP
>>Clip no đòn vì nẹt pô chạy xe làm té 3 người ở TP.HCM
>>Clip kẻ chặn xe 2 cô gái ở Đồng Nai bị dân bủa vây
>>Clip kẻ thú tính đá và đâm vợ giữa phố gây phẫn nộ
>>Nữ sinh Hà Giang bị tung ảnh khỏa thân gây xôn xao