Trêu chọc và bắt nạt chốn học đường: Không phải chuyện đùa
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 07:11, 16/03/2015
Thật không may, khi mà trêu chọc và bắt nạt là một phần trong quá trình trưởng thành – hầu hết mọi đứa trẻ đều nếm trải điều này. Nhưng nó không phải chỉ vô thưởng vô phạt như vẻ ngoài của nó. Từ ngữ cũng có thể gây nỗi đau. Trêu chọc trở thành bắt nạt khi nó lặp đi lặp lại hoặc khi có ý định nhằm vào việc tổn thương một đứa trẻ khác. Nó có thể là bắt nạt bằng lời nói (đe doạ, gọi đối tượng bằng những cái tên tiêu cực), bắt nạt tâm lý (không tính đến trẻ con, tung tin đồn thất thiệt), hay bắt nạt về thể chất (đánh đấm, xô đẩy. lấy đồ của đối tượng).
Nạn nhân của bị bắt nạn thường nhút nhát và có xu hướng có thể chất yếu đuối hơn so với các bạn đồng trang lứa. Chúng cũng thường có lòng tự trọng thấp và kỹ năng xã hội kém, điều này khiến chúng khó mà tự đứng lên bảo vệ mình. Những kẻ ức hiếp xem đây là mục tiêu an toàn vì chúng thường không dám chống trả.
Những kẻ bắt nạt cũng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là đến khi trưởng thành giống như những nạn nhân của chúng, chúng khó mà có thể gầy dựng những mối quan hệ tích cực. Họ có khuynh hướng sử dụng rượu và thuốc lá, và ngược đãi người bạn đời của mình. Một vài nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra mối tương quan với các hoạt động phạm tội về sau.
- Tăng tính thụ động hay thu mình vào một góc
- Thường xuyên khóc
- Thường xuyên than vãn về các triệu chúng thể chất như đau dạ dày hay đau đầu mà không có nguyên nhân cụ thể
- Những vết bầm không lời giải thích
- Điểm số tuột dốc đột ngột hay các vấn đề về học tập khác
- Không muốn đi học
- Có sự thay đổi lớn trong giao tiếp xã hội – đột nhiên không được bạn bè gọi điện hay mời đi chơi.
- Đột ngột thay đổi trong cách trẻ nói chuyện – tự gọi chính mình là kẻ thua cuộc hay gọi một người bạn cũ là tên khốn.
Một khi đã biết được sự việc, hãy giúp con bạn giải quyết vấn đề.Hãy dựng lại các tình huống và dạy con bạn nên phản ứng như thế nào. Bạn có thể cũng cần giúp con mình tìm cách để vượt qua mọi chuyện bằng cách khuyến khích trẻ tìm kiếm và kết thân với những người bạn mới, có thể cho con bạn gia nhập các đội nhóm hoặc câu lạc bộ của trường để mở rộng cơ hội kết bạn.
Phụ huynh và nhà trường cũng có thể phối hợp với nhau để giúp trẻ gặp gỡ và kết bạn mới thông qua các hội nhóm hoặc xếp cặp thực hành trong phòng thí nghiệm. Nếu bạn lo lắng cho con của mình, hãy:
- Chia sẻ với giáo viên những gì con bạn đã kể; diễn tả lại những lần bạn chứng kiến con mình bị trêu chọc hay bắt nạt
- Hỏi giáo viên rằng liệu họ có nhận thức tình trạng này ở trường hay không và nhờ giáo viên hỗ trợ giải quyết vấn đề.
- Nếu giáo viên không nhận thấy những trò trêu chọc, hãy nhờ họ để mắt tới những hành vi mà bạn đã miêu tả.
- Nếu giáo viên cho biết là có thấy con bạn bị trêu chọc, hãy tìm hiểu xem liệu con mình đã làm gì ở trường để bị rơi vào tình huống đó. Hãy hỏi con bạn xem trẻ đã phản ứng thế nào khi bị trêu chọc và cùng trẻ tìm các có một phản ứng thích hợp hơn.
- Nếu vấn đề vẫn diễn ra, hoặc giáo viên phớt lờ lo lắng của bạn, và con bạn bắt đầu chểnh mảng việc học hay không muốn đến trường, hãy xem xét khả năng đưa con đi điều trị tâm lý. Sắp xếp gặp gỡ với cố vấn viên của trường hoặc một nhà tâm lý học, hoặc đề nghị cho con mình được chuyển đến một trường khác phù hợp hơn.
Ailita Nguyễn (theo Sholastic)