Đưa Sơn Tùng M-TP và Lệ Rơi vào đề thi Vật lý: Đề thi trở thành trò... giải trí?

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 05:55, 02/01/2015

Thời gian gần đây, Sơn Tùng M-TP và Lệ Rơi nổi lên như một hiện tượng. Chính vì sức nóng của hai chàng trai này mà ngay cả một đề thi dành cho các học sinh cũng phải đề cập đến. Tiếc thay, cách dùng sự kiện xã hội để đưa vào đề thi hời hợt và thiếu chuẩn xác, khiến nhiều người có tâm với nghề cảm thấy buồn. Bởi, đâu phải đề tài nào cũng phù hợp để bàn về tri thức?
Bát nháo trong cách ra đề thi

Son Tung M-TP, Le Roi
Sơn Tùng M-TP có nhiều scandal trong năm 2014 

 Vào ngày 25.12.2014 vừa qua, trong đề thi học kỳ 1 dành cho học sinh tại Trường THPT Cẩm Giàng (Hải Dương) ở mã đề 134, có câu 20 gây nhiều bất ngờ. Cụ thể, đề thi đưa hai hiện tượng cộng đồng mạng lên để so sánh như sau: "Để so sánh độ hot của hai thần tượng ca sỹ Sơn Tùng M-TP và Lệ Rơi trong ca khúc Chắc ai đó sẽ về (ở đây là đánh giá chất lượng giọng của ca sỹ) thì theo bạn ta chủ yếu dựa vào: A. Biên độ, B. Âm sắc, C. Độ to, D. Độ cao.

Đây là một đề bài cho môn thi Vật lý. Một số ý kiến cho rằng, việc đưa hiện tượng xã hội vào để phản ánh là một cách làm phong phú, đa dạng đề thi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng, không nên đưa hai nhân vật có nhiều scandal vào đề thi. Bởi ngoài cuộc sống còn có rất nhiều nhân vật xứng đáng hơn. Theo khảo sát 100 người của PV báo ĐS&PL, có 65% ý kiến cho rằng, việc đưa Sơn Tùng M-TP và Lệ Rơi vào đề thi là không hợp lý.

Lý giải về việc không nên đưa Sơn Tùng M-TP và Lệ Rơi vào đề thi. Các ý kiến phản đối này cho rằng: Trong lịch sử của dân tộc, có khá nhiều nhân vật có đóng góp xã hội to lớn, nhưng đang bị thiếu sự quan tâm của giới trẻ. Nhiều người còn hời hợt với lịch sử nước nhà. Tuy nhiên, các đề thi không nhằm hướng học sinh đến các giá trị quý báu của dân tộc, lại đưa hai nhân vật có nhiều scandal, không thực sự có tài năng vào đề thi là điều lãng phí, không phù hợp và không mang tính giáo dục.

Trong khi đó, 14% ý kiến cho rằng, việc đưa Sơn Tùng M-TP và Lệ Rơi vào đề thi tạo ra sự đa dạng trong cách ra đề. Các ý kiến đồng tình cho biết: Cách ra đề thi được chắt lọc từ đời sống tinh thần của học sinh, tạo ra những hứng thú khi làm bài, bởi các nhân vật được rút ra từ cuộc sống, gần gũi và tạo ra nhiều cảm xúc hứng khởi khi làm bài. Bởi, đây là một đề thi Vật lý khá khô khan, cho nên chất xúc tác từ các hiện tượng scandal trong showbiz càng khiến nhiều học sinh thích thú.

Còn nhớ cách đây không lâu, những nữ hoàng scandal trong showbiz cũng đuợc đưa vào đề thi. Tuy nhiên, các nhân vật này được đưa vào đề văn, để học sinh nhận định, phân tích, đưa ra góc nhìn của cá nhân.

Vào tháng 10.2013, trong đề thi học sinh giỏi Văn của TP. Hải Phòng, có nội dung như: "Người mẫu Ngọc Trinh từng trả lời phỏng vấn: "Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à". Mới đây cô gái trẻ Lê Thị Huyền Anh (biệt danh Bà Tưng) khi trả lời một trang mạng xã hội cũng thẳng thắn: "Tôi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu quan tâm đến mình, cho tôi thật nhiều tiền". Từ những hiện tượng trên, anh chị hãy viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề: Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ".

Trong khi đó, một số đề thi khác cũng đưa các nhân vật showbiz vào đề phân tích. Tuy nhiên, các đề thi này thường chọn những nhân vật "sạch", không scandal để hướng học sinh đến các giá trị tốt đẹp của xã hội, không quên các giá trị truyền thống của dân tộc, các thành tựu của dân tộc, tình yêu nước...

Trong quá trình khảo sát, 21% các ý kiến còn lại cho rằng: Việc đưa các nhân vật vào đề thi phải hướng học sinh đến các giá trị tích cực. Không để thế hệ trẻ lãng quên những giá trị của dân tộc, mà chạy theo các vấn đề hời hợt mang yếu tố giải trí trong showbiz. Chỉ như vậy, mới có thể tạo ra một thế hệ trẻ khác biệt trong tương lai.

Son Tung M-TP, Le Roi
 Lệ rơi vào đề thi khiến nhiều người giật mình

Đề thi phải có tầm ảnh hưởng nhất định

Ngày nay, việc ra đề thi cho học sinh theo hướng mở luôn được đánh giá cao hơn các phương pháp khác. Vì vậy, việc một số đề tài mang yếu tố xã hội được vận dụng đưa vào một cách khéo léo, sáng tạo.

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký, tác giả quyển sách “Tôi đi học” cho biết: "Việc ra đề thi là một việc làm không đơn giản. Các câu trong đề thi phải khéo léo nâng tầm để học sinh thể hiện khả năng của mình. Người ta thường nói một câu hỏi hay sẽ có một câu trả lời thú vị. Vì vậy, cách ra đề thi hay, phù hợp và sáng tạo luôn là một việc làm cần thiết".

Đề thi cần phải có những trọng tâm nhất định. Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng, hội Nhà văn Việt Nam nói: "Trong cuộc sống có vô số nhân vật, hiện tượng xã hội. Việc chọn những hiện tượng xã hội nào và có ý nghĩa gì vào một đề thi vô cùng quan trọng. Chỉ nói trong lĩnh vực văn chương, nghệ thuật, các tượng đài nghệ thuật, các giá trị về văn học nghệ thuật có vô vàn những vấn đề. Những vấn đề này cũng đã đưa vào phản ánh trong các đề thi, nhưng cách làm của chúng ta thường theo lối mòn. Điều này, phần nào khiến học sinh chưa thích thú. Chúng ta cần có một cách làm nào đó phù hợp để làm sao các giá trị của dân tộc, những tấm gương, các sự kiện lịch sử thực sự được các em học sinh quan tâm và hứng khởi. Tôi nghĩ sẽ tạo ra một cách học mới rất thú vị".

Chia sẻ thêm về các yếu tố văn hóa - nghệ thuật đưa vào đề thi, nhạc sỹ Trường Nhân, thành viên hội Nhạc sỹ TP.HCM cho biết: "Việt Nam đang hòa nhập với thế giới. Điều này cũng có nghĩa rằng các giá trị văn hóa của chúng ta đang bị xâm lấn. Việc tạo ra một bản sắc riêng, giúp chúng ta tự tin khi bước ra thế giới. Tuy nhiên, theo tôi nhiều giá trị văn hóa đang bị quên lãng. Chỉ nói về lĩnh vực âm nhạc, nhiều bạn trẻ khá hờ hững với các loại hình âm nhạc truyền thống. Thậm chí, ca trù, hát cải lương dường như không thu hút nhiều giới trẻ. Chính sự quay lưng này tạo ra một lỗ hổng kế thừa".

Cũng theo nhạc sỹ Trường Nhân, cần hướng sự quan tâm của giới trẻ bằng nhiều cách: "Theo tôi nghĩ, là một đề thi lấy các hoạt động văn hóa nghệ thuật ra để học sinh làm, thì cần phải đi vào những yếu tố cốt lõi. Chúng ta đừng để những giá trị, yếu tố hời hợt khác chi phối. Còn về những scandal, chúng thực sự không nên được suy tôn quá nhiều. Và bên cạnh đó, những nghệ sỹ tạo scandal, khi chúng ta quan tâm nhiều thì dĩ nhiên, hàng loạt các scandal khác cũng có cơ hội xâm nhập".

Ở góc độ khác, tiến sỹ Nguyễn Nhã, nguyên trợ lý Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương chia sẻ: "Hiện, nhiều bạn trẻ đang lãng quên trách nhiệm của mình với cộng đồng. Bên cạnh đó, các kiến thức về vùng đất thiêng liêng này của Tổ quốc không được nhiều bạn trẻ biết đến. Tôi nghĩ, trong nhà trường cần đưa vấn đề chủ quyền dân tộc ra giảng dạy, phân tích, đồng thời đưa vào các đề thi một cách phù hợp để thế hệ trẻ ngày nay hiêu và trân trọng”.

Cần kích thích sự sáng tạo phù hợp

Nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà, hội viên hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ: "Cách ra đề thi không chỉ thăm dò các kiến thức của học sinh, mà còn tạo ra một phương pháp học tập tốt nếu cách ra đề phù hợp. Giáo dục là một vn đề quan trọng, có ý nghĩa rất mạnh mẽ trong xã hội,vậy, chúng ta cần sự quan tâm đến giáo dục. Đng thời, có những đề thi phù hp, sáng tạo, và mới mẻ đkích thích tinh thần học tập của học sinh".

Mai Thy (Đời sống và Pháp luật)

Một Thế Giới