6 sai lầm tồi tệ nhất khi tham gia phỏng vấn
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 09:41, 18/04/2014
Một sai lầm trong cuộc phỏng vấn có thể không làm bạn bị loại ngay, nhưng tốt nhất bạn nên chuẩn bị để tránh gặp phải những sai lầm đó. Những chuyên gia chia sẻ 6 sai lầm lấn nhất bạn nên tránh khi tham gia một cuộc phỏng vấn.
Sai lầm 1: Giả vờ rằng bạn có thể làm tất cả
Một lỗi phổ biến khi tham gia phỏng vấn là ứng viên nói với nhà tuyển dụng rằng mình giỏi hoặc có thể thực hiện tốt tất cả các nhiệm vụ mà nhà tuyển dụng đã mô tả dù cho thực sự bạn không thể làm vậy. John Mahony, COO của Kavaliro khuyên rằng bạn nên thành thật khi trả lời nhà tuyển dụng.
Phỏng vấn xin việc thực sự rất căng thẳng |
Có một sự thật là những nhà tuyển dụng thường dùng câu hỏi về mạng xã hội truyền thông để tìm kiếm ứng viên phù hợp. Nếu bạn được hỏi những câu hỏi như vậy, đừng bỏ qua hoặc nói vòng vo vì câu trả lời của bạn có thể bộc lộ điểm yếu mà bạn không muốn nói đến.
Thái độ tích cực có thể đưa bạn đến thành công |
Thái độ tích sẽ hữu ích cho bạn, đặc biệt là trong một cuộc phỏng vấn. Khi bạn mang theo những trải nghiệm tồi tệ từ công ty trước, nhà tuyển dụng có thể có ấn tượng không tốt về bạn.
Sai lầm 4: Bỏ qua sở thích và mối quan tâm cá nhân
Bạn có thể không nghĩ rằng sở thích của mình lại có liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển. Tuy nhiên nếu chia sẻ những điều mà bạn yêu thích trong buổi phỏng vấn, bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy những kỹ năng quan trọng mà bạn có phù hợp với công việc.
Hãy chia sẻ những sở thích của mình với nhà tuyển dụng |
Người tìm việc đều nói rằng họ đã chuẩn bị những câu hỏi cơ bản cho buổi phỏng vấn, nhưng thật ngạc nhiên là rất nhiều ứng viên đều không tìm hiểu về công ty mà họ đã ứng tuyển.
Ông Mahony đưa ra lời khuyên các ứng viên nên đến buổi phỏng vấn khi đã tìm hiểu về công ty. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên mạng. Nếu nhà phỏng vấn hỏi bạn về công ty, bạn sẽ không muốn mình không thể trả lời được câu hỏi như vậy.
Sai lầm 6: Không đặt câu hỏi
Không điều gì cho thấy sự không chuẩn bị kỹ lưỡng bằng việc đến buổi phỏng vấn mà không đặt bất kì câu hỏi nào cho nhà tuyển dụng. Bạn có thể quan tâm đến công việc mà mình sẽ đảm nhận, hoặc về công ty hoặc văn hóa làm việc ở đây. Bạn có thể đặt câu hỏi cho nhà pỏng vấn về điều họ yêu thích khi làm việc ở công ty này. Điều đó có thể cho thấy bạn thực sự yêu thích và có sự thúc đẩy bạn muốn làm việc cho công ty.
Thiên An (Theo News)