Mỹ thành lập 5 phi đội mới cho 'cảnh sát hạt nhân toàn cầu'

Chuyển động - Ngày đăng : 20:00, 21/10/2015

Không quân Mỹ đã thành lập thêm 5 phi đội máy bay trinh sát mới, được thiết kế để phục vụ lực lượng "cảnh sát hạt nhân toàn cầu" của Mỹ để giám sát các cơ sở sản xuất hạt nhân trên toàn thế giới.
Năm phi đội mới được thành lập và biên chế cho lực lượng "cảnh sát hạt nhân toàn cầu", sẽ được trang bị những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhất để đảm bảo rằng người Mỹ có thể phát hiện được tất các địa điểm sản xuất hạt nhân bí mật hoặc các vụ thử nghiệm hạt nhân trong lòng đất, dưới nước hoặc trên không.
Năm phi đội mới này, mỗi phi đội được trang bị ít nhất hai máy bay do thám thế hệ mới nhất sẽ có nhiệm vụ tập trung do thám bầu trời Triều Tiên, nơi vũ khí hạt nhân đã được thử nghiệm dưới lòng đất vào năm 2009, theo Was is Boring cho biết.
Ngoài ra, nhiệm vụ của các phi đội mới này còn được mở rộng ra toàn cầu, để giám sát các tên lửa đạn đạo đang được triển khai của Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Israel và Syria.
>> Canada sẽ ngừng không kích IS tại Syria cùng Mỹ
>> Triều Tiên chuẩn bị thử hạt nhân để “hù” Mỹ
Tin tức về kế hoạch gia tăng lực lượng tình báo hạt nhân của Mỹ trùng hợp với cảnh báo của Hàn Quốc rằng Triều Tiên đang chuẩn bị thực hiện một vụ thử hạt nhân thứ tư. Trước đó Triều Tiên đã thực hiện 3 cuộc thử nghiệm hạt nhân trong lòng đất vào năm 2006, 2009 và 2013.
Cảnh sát hạt nhân toàn cầu
Năng lực theo dõi các vụ nổ trên toàn cầu của Lầu Năm Góc đã được phát triển cách đây nhiều thập niên. Một trong những chương trình nổi bật nhưng đầy bí hiểm là Hệ thống phát hiện năng lượng hạt nhân Mỹ (USAEDS) do đơn vị có cái tên khá “vô hại” là Trung tâm ứng dụng kỹ thuật không quân (AFTAC) đặt tại căn cứ không quân Patrick (bang Florida) vận hành.
Trách nhiệm chủ yếu của AFTAC là theo dõi việc các quốc gia nước ngoài tuân thủ hiệp ước cấm thử hạt nhân có hiệu lực từ thập niên 1960 và 1970, vốn cấm thử hạt nhân trên không và một số kiểu thử dưới mặt đất.
Theo website Bộ Quốc phòng Mỹ, vào năm 1947, Tham mưu trưởng lục quân Dwight D.Eisenhower đã chỉ thị cho không quân Mỹ phát triển năng lực “phát hiện vụ nổ nguyên tử ở bất kỳ đâu trên thế giới”.
Năm 1949, một cảm biến trên chiếc B-29 bay giữa Alaska và Nhật đã phát hiện mảnh vỡ từ vụ thử hạt nhân đầu tiên của Liên Xô, sự kiện mà các chuyên gia dự đoán chỉ có thể diễn ra vào khoảng giữa thập niên 1950.
Từ đó, chương trình hiện do AFTAC vận hành đã phát triển thành một nguồn lực độc nhất vô nhị giúp quan sát mọi vụ nổ hoặc chấn động trên toàn thế giới.
USAEDS hiện tại là một mạng lưới toàn cầu có thể “thấy”, “nghe”, “cảm nhận” và “ngửi” mọi vụ nổ dưới mặt đất, dưới biển, trên không trung hoặc không gian, nhằm bảo đảm cho Mỹ không bất ngờ trước bất kỳ thông tin liên quan tới hạt nhân nào trên toàn cầu.
Thiên Hà (Theo War Is Boring, International Business Times)

>>Vì sao Thái tử Anh không dự dạ yến cùng Chủ tịch Tập Cận Bình?

>>Quốc hội nghỉ họp sớm buổi sáng vì ít đại biểu phát biểu

>>Mỗi người dân được đăng ký 5 hay 25 số điện thoại di động trả trước?

>>MC Kỳ Duyên lần đầu làm giám khảo tại Việt Nam

Một Thế Giới