Mỹ không làm ngơ khi Trung Quốc ráo riết phát triển tàu sân bay
Chuyển động - Ngày đăng : 12:00, 20/09/2015
Trong hàng thập kỷ kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, các nhóm tàu sân bay của Mỹ đã thực sự thống trị trên khắp đại dương. Ngay cả khi Liên Xô còn tồn tại thì hải quân nước này không phải là thách thức đối với hải quân Mỹ. Nhưng nay thì khác, có thể nói là Hải quân Trung Quốc sẽ là mối lo ngại của Mỹ trong vài năm tới.
Liên Xô, có học thuyết chiến tranh chủ yếu là phòng phủ, và sử dụng các mũi đột kích từ xa như máy bay ném bom chiến lược hay là tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân.
Trước đây, Trung Quốc cũng theo đuổi một chiến lược tương tự Liên Xô, bằng cách phát triển hàng loạt hệ thống phòng thủ tên lửa.
Nhưng, hiện nay Trung Quốc đang thay đổi tư tưởng trong học thuyết quân sự của mình, nước này quyết tâm tạo ra một "hạm đội biển xanh", nhằm thách thức hải quân Mỹ trong tương lai.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc tên là Liêu Ninh, thực chất là là xác tàu mục này mang tên Varyag được mua lại từ Ukraine. Nhưng Liêu Ninh chỉ là bước khởi đầu để quân đội Trung Quốc "đốt cháy giai đoạn" và làm quen với cách điều khiển cũng như sử dụng các con tàu sân bay trong tương lai.
Tức là, thay vì phải mất hàng thập niên để thử nghiệm công nghệ chế tạo tàu sân bay như Mỹ, thì người Trung Quốc đã nắm bắt kỹ thuật này nhanh hơn.
Về phần máy bay chiến đấu được trang bị trên tàu sân bay, Trung Quốc đã dùng mọi cách và mua được một chiếc Su-33 nguyên mẫu từ Ukraine để sao chép công nghệ và biến thành máy bay J-15 của mình.
Một lần nữa, bằng việc sao chép công nghệ, Trung Quốc lại nhanh chóng có được loại máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay tương đối hiện đại.
Ngoài ra, Trung Quốc còn chế tạo một loạt máy bay hỗ trợ khác để phục vụ trên tàu sân bay của mình trong tương lai. Hiện tại Liêu Ninh được trang bị 24 máy bay chiến đấu J-15, sáu máy may trực thăng chống ngầm Z-18F, bốn máy bay trực thanh cảnh báo sớm Z-18J và 2 máy bay trực thăng cứu hộ Z-9C.
Trong báo cáo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc năm 2015 do Bộ Quốc phòng Mỹ thực hiện, thì người Mỹ đánh giá rằng tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay, chưa đủ sức để so sánh với các tàu sân bay của Mỹ.
"Liêu Ninh sẽ không cho phép Trung Quốc triển khai sức mạnh tầm xa tương tự như tàu sân bay thuộc lớp Nimitz của Mỹ", theo báo cáo của Lầu Năm Góc.
Hiện tại, dù J-15 được phát triển từ Su-33 có tính ưu việt hơn so với máy bay F/A-18E đang trang bị trên tàu sân bay Mỹ, nhưng vì được triển khai bằng cách "nhảy cầu" nên tải trọng vũ khí mà J-15 có thể mang theo lại ít đi.
Nhưng, trong tương lai không xa hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc có thể trở thành mối lo ngại của Mỹ, khi nước này tự đóng các tàu sân bay mới mà sẽ được thiết kế để máy bay J-15 có thể thể hiện toàn bộ sức mạnh của mình.
Tất nhiên, điều đó có thể xảy ra sớm nhất là trong 10 năm nữa, khi mà Trung Quốc hiện nay không có nhiều kinh nghiệm để thiết kế và đóng mới một tàu sân bay có sức mạnh tương đương với tàu sân bay lớp Nimitz hiện nay hay lớp Ford trong tương lai của Mỹ.
Ngay cả khi Trung Quốc hoàn thành tàu sân bay đủ để thách thức hải quân Mỹ, thì cơ hội chiếm ưu thế trên biển của Trung Quốc vẫn khá thấp. Bởi vì thực sự máy bay chiến đấu của Mỹ không được thiết kế có khả năng chiến đấu độc lập vượt trội, nó được bảo vệ và trợ giúp bởi một hệ thống các loại khí tài khác, trong khi đó J-15 của Trung Quốc sẽ gần như phải tác chiến độc lập ít nhất là ở thời điểm hiện tại khi hệ thống hỗ trợ của nó vẫn chưa được hoàn thành.
Thiên Hà (Theo The National Interest)