Không có Ukraine, 'thần chết nước Nga' vẫn vươn tới Mỹ
Chuyển động - Ngày đăng : 06:08, 28/08/2015
Nga đang tranh luận về việc Kiev cắt đứt có ảnh hưởng thế nào tới khả năng tác chiến của các tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh của Nga.
Xin giới thiệu với bạn đọc một số ý kiến trên.
I. Người mở màn cho cuộc tranh luận
Ngày 24/8/2015, Tạp chí “Ogonhok” - “Ngọn lửa nhỏ” (Nga) đã cho đăng bài của Chủ tịch Viện đánh giá chiến lược Aleksandr Konovalov về việc liệu mối quan hệ Nga- Ukraine bị đổ vỡ có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tác chiến của tên lửa Nga. Mấy ý chính trong bài báo như sau:
- Mối quan hệ (hợp tác kỹ thuật –quân sự) với Ukraine bị đóng băng đe dọa hiệu quả của vũ khí hạt nhân Nga.
- Một phần lớn vũ khí hạt nhân hiện có trong trang bị của Nga được sản xuất tại Ukraine trong thời Xô Viết.
- Hiện tại, tại các hầm phóng trên mặt đất - Nga có 1.166 đầu tác chiến hạt nhân , trong số đó có 780 đầu tác chiến được bố trí trên các phương tiện mang là tên lửa hai kiểu SS-18 “Satana” và SS-19.
SS-18 mang 10 đầu tác chiến tự dẫn, loại thứ hai (SS-19) – 6 đầu tác chiến. Cả hai loại tên lửa này được trang bị hệ thống khoan thủng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương rất hiệu quả;
- Cả hai kiểu tên lửa trên đều được thiết kế và chế tạo tại Liên Xô, SS-18 hoàn toàn tại Ukraine, cụ thể là tại Dnhepropetrovsk, còn SS-19 – tại ngoại ô Matxcova, nhưng hệ thống dẫn đường được chế tạo tại Kharkov (Ukraine).
Các tên lửa này đã hết hạn sử dụng, nhưng vẫn tiếp tục trực chiến. Chỉ có những đơn vị kỹ thuật của những xí nghiệp chế tạo nó mới có thể tăng hạn sử dụng chúng (nghiên cứu tình trạng kỹ thuật và quyết định có thể tăng hạn được hay không –NV), có nghĩa là của các xí nghiệp Ukraine.
Nhưng Tổng thống Ukraine Poroshneko đã ký sắc lệnh cấm tất cả mọi sự hợp tác quân sự- kỹ thuật với Nga, như vậy khả năng này là không thể .
- Vậy sẽ xác định mức độ sẵn sàng chiến đấu và tình trạng kỹ thuật của phần lớn các phương tiện tác chiến trong trang bị Bộ đội tên lửa chiến lược Nga như thế nào?
- Thành tố trên không (Không quân) của Lực lượng kiềm chế hạt nhân Nga chủ yếu gồm các máy bay ném bom Tu-95 và Tu-160. Vũ khí chủ yếu của chúng – tên lửa có cánh phóng từ trên không tầm xa Kh-55 mang đầu tác chiến hạt nhân.
Tuy nhiên, động cơ cho hai kiểu máy bay trên do nhà máy “Motor –Sich” của Ukraine ở Zaporozie cung cấp, như vậy thì trong tương lai khả năng tác chiến của hai loại máy bay này cũng là một điều rất đáng lo.
Kết luận: Cuộc đối đầu với Ukraine đã dẫn tới việc hơn một nửa tiềm lực vũ khí hạt nhân chiến lược (Nga) có thể trở thành vô dụng. Thành thử, chúng ta đang lựa chọn một phương án quan hệ với nước láng giềng (Ukraine) hoàn toàn không đáp ứng các lợi ích của Nga
II . Các ý kiến phản biện
1. Cựu Chánh văn phòng Hội đồng an ninh quốc gia Liên Bang Nga, nguyên Tham mưu trưởng Bộ đội tên lửa chiến lược Nga – thượng tướng Viktor Esin :
- Theo phân loại của NATO SS-18 – đấy là tên lựa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng RS-20V (R-36M) có trọng lượng 211,1 tấn. Tên lửa nhiên liệu lỏng hai tầng này có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân, tuy cũng có phiên bản chỉ mang một đầu đạn.
Chúng được chế tạo tại nhà máy “Iuzmash” tại thành phố Dnhepropetrovsk (Ukraine). Hiện nay Nga đang tiến hành hàng loạt các biện pháp bảo trì bảo dưỡng R-36M “ Voevoda” để chúng có thể trực chiến đến năm 2022 – sau đó R-36M sẽ được thay thế bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng “Sarmat”.
- Tên lửa SS-19 – là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đặt trong hầm phóng RS-18 (UR-100N UTTKH) theo phân loại của NATO là “SS-19 Stiletto”. Trọng lượng phóng -105,6 tấn, có thể mang 6 đầu tác chiến hạt nhân.
Tổ hợp tên lửa này do Tập đoàn “VKP” HPO (Tổ hợp khoa học-sản xuất-ND) tại thành phố Reutov (Nga) thiết kế và được sản xuất tại “ Nhà máy chế tạo máy mang tên Khruchev” tại Matxcova. Hệ thống dẫn đường cho tổ hợp này quả thực được sản xuất tại Kharkov (Ukraine).
Đã có kế hoạch giữ tổ hợp này trong trang bị của Bộ đội tên lửa chiến lược đến năm 2019 –sau đó chúng cũng sẽ được thay thế bằng “Iars”. Ngoài ra, theo mẫu của RS-18, Nga cũng đã chế tạo và đưa vào sử dụng hai kiểu tên lửa mang – “ Rokot” và “ Strela” để đưa các thiết bị vũ trụ lên quỹ đạo.
Theo Báo Đất Việt