Mỹ chống thiết bị gây nhiễu của Nga, tập tác chiến điện tử
Chuyển động - Ngày đăng : 11:07, 15/08/2015
Trong lúc tập trận, quân đội Mỹ bắt chước một loạt các cuộc tấn công gây nhiễu hệ thống phòng thủ tên lửa, để thử nghiệm khả năng sẵn sàng của hệ thống. Kết thúc các cuộc diễn tập, đã có 70 terabyte dữ liệu về sai sót của hệ thống phòng thủ tên lửa được đưa ra, gần gấp đôi dung lượng của trang Wikipedia. Rõ ràng hệ thống phòng thủ tên lửa của Lầu Năm Góc cần cải tiển nhiều.
Cuộc tập trận này xuất phát từ mối quan ngại của Mỹ về việc Nga và Trung Quốc đã phát triển công nghệ gây nhiễu quân sự quá tân tiến, khiến quân đội Mỹ khó lòng đối phó.
Theo tướng Neil Thurgood phụ trách chương trình tên lửa và vũ trụ của quan đội Mỹ, những kẻ thù chính của Mỹ từ lâu đã phát triển công nghệ gây nhiễu kĩ thuật số tân tiến, vượt xa công nghệ analog lạc hậu.
Công nghệ gây nhiễu tân tiến này không chỉ có khả năng ngăn chặn tín hiệu radar gửi đến các tên lửa đánh chặn, mà còn có thể tạo ra một tín hiệu giả đánh lừa hệ thống phòng thủ.
Về cơ bản, công nghệ gây nhiễu của Nga và TQ có thể đánh lừa hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, khiến hệ thống bắn tên lửa vào hư không.
Để cải thiện khả năng phòng thủ, quân đội Mỹ có thể sẽ sắp xếp lại hệ thống máy tính của hệ thống phòng thủ tên lửa.
Trong cuộc tập trận, quân đội đã thử nghiệm tích hợp nhiều radar và thiết bị phát hiện làm một.
Khi trả lời báo Breaking Defense, tướng Thundergood cho biết: “Chúng tôi không”treo” các hệ thống lại với nhau, mà là tích hợp chúng làm một. Trong buổi tập trận, thông tin từ nền tảng radar của hệ thống vũ khí Patriot, hệ thống radar Sentinel và nền tảng radar của hệ thống vũ khí Avenger đã được gửi về hệ thống điều khiển tên lửa IBCS để tích hợp thành một tín hiệu duy nhất. Các vũ khí sẽ dựa vào tín hiệu để chiến đấu”.
Bằng việc dựa vào nhiều hệ thống radar khác nhau, việc gây nhiễu hệ thống sẽ có khó khăn hơn. Nhưng tất nhiên, có thể sẽ phải mất hơn một năm để phân tích đầy đủ xem liệu cách thức này có hiệu quả hay không, và thậm chí sẽ phải cần thời gian lâu hơn để thực hiện các điều chỉnh trên hệ thống phòng thủ.
Đây không phải là lần đầu tiên hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây bị cảnh báo phải sửa chữa. Vào ngày 12.8, người đứng đầu Bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ ( NORAD) nêu: chương trình phòng thủ tên lửa của cơ quan này “vô hiệu” trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công từ bên ngoài.
Quan ngại của NORAD không phải là về hệ thống gây nhiễu, mà là vấn đề về thời gian phản ứng của hệ thống phòng thủ, nhưng cách giải quyết thì giống nhau.
Bằng cách phát triển một mạng lưới toàn cầu với khả năng truyền dữ liệu nhanh chóng, NORAD hy vọng sẽ cải thiện được thời gian phản ứng của hệ thống phòng thủ.
Khi trả lời báo Breaking Defense, đô đốc Mỹ Bill Gorney chỉ huy NORAD đã tự tin trả lời rằng “chúng tôi đã có những công nghệ phù hợp để cải thiện các hệ thống phòng thủ của mình”.
Cẩm Bình (theo Sputniknews)