Chuyên gia vũ khí Nga nghi ngờ sức mạnh súng vi sóng
Chuyển động - Ngày đăng : 12:36, 25/07/2015
Nga đã phát triển một loại vũ khí mới là súng vi sóng, mà có thể tiêu diệt mọi loại máy bay và tên lửa ở khoảng cách 10 km tuy nhiên, các chuyên gia vũ khí Nga nghi ngờ sức mạnh của loại vũ khí đặc biệt này.
Nga đã cho ra đời một vũ khí được đặt tên là súng vi sóng, cái tên trên là vì nó hoạt động trên nguyên tắc bức xạ vi sóng. Vũ khí đặc biệt này được cho là có khả năng vô hiệu hóa máy bay, máy bay không người lái và tên lửa hành trình, United Instruments Corporation (UIC) cho biết vào giữa tháng 6.
Khẩu súng vi sóng được thiết kế bởi viện kỹ thuật Radio Moscow, là một tổ chức quân sự cấp cao của Nga và có thể hoạt động trong phạm vi khoảng 10km. Từ khoảng cách như vậy, khẩu súng có thể vô hiệu hóa một tên lửa hành trình và UAV.
“Hệ thống mới này được trang bị máy phát tương đối năng lượng cao và ăng-ten phản hồi, hệ thống quản lý và kiểm soát và một hệ thống truyền phát gắn trên khung gầm của các hệ thống tên lửa đất đối không BUK", một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga nói với Itar-Tass. "Khi được gắn trên một thiết bị đặt biệt, súng vi sóng có khả năng phòng vệ 360 độ”.
Không có đối thủ trên thế giới
Bức xạ điện từ của khẩu súng đơn giản chỉ là "nướng chín" các thiết bị điện tử điều khiển của mục tiêu và vô hiệu hóa khả năng hoạt động của chúng.
"Xét về khả năng có thể thực hiện, và độ phức tạp hiện nay nó (súng vi sóng) không có đối thủ trên thế giới", một nguồn tin quốc phòng cho biết.
Hồi giữa tháng sáu, trong khuôn khổ cuộc triển lãm quân sự Army-2015 Quân đội Nga đã bí mật trình diễn súng vi sóng diệt UAV cách 10 km trước các chuyên gia quân sự Nga và nước ngoài.
Chuyên gia vũ khí Nga nghi ngờ
Mặc dù bức màn bí mật về loại vũ khí mới của Nga chưa được mở ra, nhưng các chuyên gia vũ khí Nga đã nghi ngờ nền công nghiệp quốc phòng của nước mình có thể tạo ra súng vi sóng như vậy.
"Để đốt cháy các vi mạch điện tử từ khoảng cách 10km bằng bức xạ sóng ngắn, nguồn điện cần thiết phải có được từ một vụ nổ hạt nhân", Phó Giáo sư Alexander Kuzovlev của Đại học Quốc gia Nghiên cứu hạt nhân MEPhI, nói với RBTH.
"Ngoài ra, các tia bức xạ này rất khó để tập trung. Ở khoảng cách lớn chúng yếu đi theo bình phương khoảng cách, và các hoạt động của hệ thống này chỉ có thể xảy ra ở điều kiện thời tiết hoàn hảo".
Trung tướng Alexander Gorkov, cựu lãnh đạo lực lượng tên lửa phòng không Nga thì cho biết rằng một khẩu súng vi sóng có tầm xa đến 10km như thế rất khó được chế tạo và đưa vào thực chiến.
Ông Gorkov cho biết loại vũ khí có đặc điểm tương tự như súng lò vi sóng từng được chế tạo từ thời Liên Xô và sau khi Liên Xô sụp đổ, "nhưng chúng đã bị dừng và không thấy tiếp tục nghiên cứu".
Thiên Hà (theo RBTH)